THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Sunday, September 23, 2012

SỐNG, CHẾT - Phan Bội Châu

SỐNG - CHẾT
. Phan Bội Châu
*********
SỐNG

Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?


CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


Cụ Phan Bội Châu

1 comment:

  1. "hồi thất quốc", không phải "hồn thất quốc"


    CHẾT
    Chết mà vì nước, chết vì dân,
    Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
    Chết buổi Đông Chu, hồi thất quốc,
    Chết thời Tây Hán lúc tam phân.
    Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
    Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
    Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
    Chết mà vì nước, chết vì dân.
    (Phan Bội Châu)
    Đây là bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, luật bằng, vần bằng.
    Tứ cũng là ý, nói về những cách chết vì dân vì nước (nên noi theo) của người quân tử.
    Mỗi câu thơ là một tứ (ý) nhỏ nói đến cách chết của người quân tử, nhưng vì bài thơ được viết theo lối thủ vĩ ngâm – câu đầu và câu cuối giống nhau - nên 8 câu mà chỉ có 7 cách chết.
    Chết là bài thơ chuyển tải nghĩa khí của một nam nhân, một quân tử trước cảnh nước nhà nguy biến. Các cầu thủ của cụ Phan mạnh ai nấy đá, chẳng thế trận, chẳng đấu pháp gì hết nên ở đây không có dòng thơ mà chỉ có những “vũng thơ”. Mỗi câu là một vũng thơ riêng biệt, gợi lên một chút hào khí trong lòng người đọc. Sức gợi cảm (hào khí) của cả bài thơ là tổng số lượng hào khí của 7 câu cộng lại. Thành ra cấu trúc của bài thơ hầu như không có hiệu quả gì trong việc gia tăng sức gợi cảm của toàn bài. Về mặt tổng thể, bài thơ không thành công.
    Thơ nhắm vào điểm, không nhắm vào diện. Ở đây cụ Phan của chúng ta tham quá; bài thơ của cụ bao biện đến 7 kiểu cách chết mà kiểu nào – do giới hạn câu chữ của thể thơ Đường Luật - cụ cũng chỉ nói lướt qua như gió thoảng, chăng khai triển, đào sâu gì nên sức gợi cảm rất ít. Cũng may, cụ là người có lòng với quê hương dân tộc nên nhiệt tình của cụ cũng thấm vào bài thơ nhưng không nhiều.
    Cảm xúc chỉ ở tầng 1; tầng 2 không có tý gì; do thiếu sức đẩy ở tầng 2, cảm xúc ở tầng 3 chỉ hơi thoang thoảng.

    ReplyDelete