THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Friday, November 28, 2014

HÃY BIẾT ƠN...

Hãy Biết Ơn…

123456789101112131415
 Ngọc Anh lấy trên trang net

 
 
 
 
 
 

Sunday, November 23, 2014

THƯ CỦA CÔ GÁI VIỆT GỬI BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC

 Thư của cô gái Việt gửi Bộ trưởng giáo dục




Sáng 20.11, vừa ngồi xem trực tiếp Quốc hội bàn v/v soạn thảo sách giáo khoa, vừa đọc bài viết của tác giả trẻ Võ Thị Mỹ Linh (nickname Va Li). Cô gái sinh 1989 này khá nổi tiếng, mới đây nhất là việc cô may mắn thoát chết trong vụ sạt lở tuyết tồi tệ nhất trong 10 năm qua tại dãy Himalaya (Nepal) làm khoảng 40 người chết. Mỹ Linh hiện vẫn ở Nepal, và dự tính ngày 1.12 sẽ trở về Việt Nam.

GỬI BÁC BỘ TRƯỞNG BỘ GD

Cháu tên Linh. Dĩ nhiên bác không cần nhớ tên cháu làm gì. Cũng như đã lâu rồi cháu chẳng còn quan tâm ai là Bộ trưởng Bộ GD vậy. Nhưng nói chung, làm người đâu nhất thiết phải nhớ tên nhau. Chỉ cần chúng ta có một câu chuyện chung để nói. Thế là đủ rồi bác nhỉ.
Chuyện kể là, hôm qua, cháu ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja - Nepal. Cháu dành cả một ngày đọc sách giáo khoa English để hiểu cách dạy English của người Nepal. Dĩ nhiên, người Nepal dạy English không tốt đâu. Vì họ không có tiền để mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển giấy họ còn túng thiếu bác ạ. Nhưng so với Việt Nam thì English của họ giỏi hơn nhiều. Dĩ nhiên, Nepal đúng là một nước nghèo, nghèo xếp hạng top nghèo nhất thế giới ấy. Nhưng cần so sánh với trình độ GD của 1 nước nghèo để thấy rằng trình độ của nước mình ở đâu. Và giờ, có mấy điều cháu muốn trao đổi với bác như sau:







1. Cháu đọc SGK English của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5. 
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý thấy cây cầu bị gãy.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi, "What do you want?" và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ổng ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ổng trồng. Thế là ổng viết thư cho con trai. Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài English, họ còn có 2 môn học khác là Văn hoá xã hội và Khoa học - Sức khoẻ cũng hoàn toàn được viết bằng English và nằm trong môn học chính của học sinh.

Cháu lập tức nhắn về Việt Nam, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK English từ 1-5 dạy cái gì. Bác biết gì không? 
Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 là dạy câu "where are you from". Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu "How're you". Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu "where're you from".



Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi 3 câu "hello, how're you, where're you from" mà bác bắt chúng phải học đi học lại suốt 5 năm học như thế hay không? 
Hay là tại những người soạn sách không biết gì hơn để mà soạn? 
Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?
Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học English. Buồn cười nhỉ.

2. Để dạy học sinh Nepal hiểu English, nhớ English, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.





Để dạy học sinh Việt Nam hiểu English, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?

3. Người Nepal soạn sách giáo khoa để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hoá hàng ngày của họ. 

Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda... Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn English vì nó gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ.
Chúng ta - trong đó có bác - luôn nói tự hào về Việt Nam. Nhưng có bao giờ bác nhìn SGK English của người Việt để xem sách viết gì không?

Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry...những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown nhưng cái Hometown ấy là London.

Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giày bánh mì thịt nướng mà là bánh Pizza.

Thế nên cháu muốn hỏi là, có phải vì chúng ta không đủ kinh phí để soạn một cuốn sách dạy English nhưng nội dung xoay quanh đời sống Việt không? Hay là những nhà soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn nên phải dùng những câu chuyện của nước khác. Để đến khi người nước ngoài họ hỏi cái món bánh nổi tiếng nhất ở nước mày là món gì thì học sinh bảo là pizza vì chúng không biết từ bánh mì thịt nướng trong English nói thế nào.

Nếu mà vì chúng ta nghèo quá, không có kinh phí, chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ huy động được một đội ngũ soạn được cuốn sách dạy English cho người Việt mà không cần lấy một đồng nào.

Còn nếu vì những người soạn sách họ không nghĩ ra cái gì hay ho hơn để viết, thì cũng chỉ cần bác nói thôi, cháu sẽ chỉ họ cách viết. Thí dụ như thay vì viết bài giảng "quê mày ở đâu hả Tom? Quê tao ở Mỹ, Peter ạ" thì cháu sẽ chỉ họ chuyển thành thế này "Quê mày ở đâu hả Tí? Quê tao ở Mỹ Tho Tèo ạ."

Cháu tin bọn học sinh sẽ hứng thú với câu chuyện của thằng Tí, thằng Tèo hơn câu chuyện của Tom và Peter ạ. Vì chúng cháu đã từng là những thằng Tí, thằng Tèo như thế.

4. Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng, "là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải English". Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi English trở thành môn tự chọn và không có trong môn thi. 

Nhưng cháu thì muốn đổi lại một chút thế này, "là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hoá Việt, nên chúng ta cần học English để nói cho thế giới biết về văn hoá của chúng ta đẹp như thế nào". Người Nepal đưa English thành ngôn ngữ chính, vì họ muốn kể câu chuyện văn hoá của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ.

Nó giống như câu chuyện anh nông dân xây được cái nhà đẹp ấy. Nếu anh tự hào về ngôi nhà anh đẹp, thì anh phải tìm cách đi qua làng bên, nói cho người làng bên biết cái nhà anh đẹp thế nào để họ còn biết mà đến thăm. Nhưng chúng ta đã làm gì? Chúng ta đã bảo anh nông dân ấy nằm ở nhà, chổng mặt lên ngắm trần nhà và tự khen nhà mình đẹp thôi là đủ. Trong khi thế giới ngoài kia, có biết bao ngôi nhà đẹp hơn đang được xây nên mỗi ngày, bác ạ...


Chân dung cô gái ở Nepal viết thư cho bộ trưởng


Nguồn Vitalk.vn

TÔI MUỐN LẠI ĐƯỢC LÀM SÁU TUỔI.

Tôi muốn lại được làm sáu tuổi -

 Nguyễn Duy Nhiên phỏng dịch

 
Minh Họa : Xuan Loc

Tôi muốn lại được làm sáu tuổi.
 
Kính gửi Ông hay Bà,
 
Từ nay tôi xin được chánh thức đệ đơn xin từ chức người lớn, vì cần phải nhận lãnh trách nhiệm của một em bé sáu tuổi. Tiền thuế của tôi chắc chắn sẽ thấp hơn. Tôi muốn được trở lại làm sáu tuổi. 
 
Tôi muốn đến tiệm McDonald's và nghĩ rằng đó là một nhà hàng sang trọng và nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Tôi muốn được xếp tàu giấy thả trôi trên những vũng nước bùn, và thảy đá tạo thành những con sóng. Tôi muốn được nghĩ là kẹo xô-cô-la quý báu hơn tiền, vì chúng có thể ăn được. Tôi muốn được chạy đá banh với chúng bạn trên sân vào những giờ ra chơi. Tôi muốn được thức thật khuya trong đêm giao thừa để đón ông bà và núp lén xem ông táo. 
 
Tôi tiếc nhớ lại những ngày xa xưa khi cuộc sống rất đơn giản. Khi những gì tôi biết chỉ là mười hai màu căn bản, một bảng toán cộng và vài bài ca dao học thuộc lòng. Nhưng tôi không thắc mắc gì hết. Vì tôi không hề biết những gì tôi không biết, mà tôi cũng chẳng cần muốn biết.
 
 Tôi muốn được đến trường, ăn hàng với chúng bạn, ra sân chơi, chạy đuổi nhau và đi cắm trại. Tôi muốn được lúc nào cũng vui, vì tôi không biết về những gì tôi cần phải nên buồn giận. Tôi muốn nghĩ rằng thế giới này rất công bằng, và ai ai cũng thành thật và tốt bụng với nhau. Tôi muốn tin là bất cứ việc gì đều cũng có thể được. 
 
Ðôi lúc, trong khi lớn lên, tôi đã được học quá nhiều. Tôi học về vũ khí nguyên tử, về sự kỳ thị, về nạn đói, về bệnh tật, về ly dị, về lường gạt, về đau đớn, và về cái chết. Tôi muốn nghĩ là tất cả mọi người trên trái đất này, trong đó có tôi, sẽ sống đời đời, vì tôi không biết ý niệm về cái chết. Tôi muốn không biết gì hết về những rắc rối, phức tạp của cuộc đời, và mừng vui trước những điều rất nhỏ nhặt. Tôi muốn ti-vi là một cái gì tôi xem cho vui , chứ không phải là một phương tiện để tôi trốn tránh cuộc đời hoặc những công việc cần phải làm. Tôi muốn sống để biết rằng, những điều nhỏ mang lại cho tôi niềm vui, và chúng sẽ vẫn mãi đem lại cho tôi hạnh phúc ấy y như là lần đầu tiên khám phá. Tôi muốn được trở lại làm sáu tuổi
 
Tôi nhớ là mình đã không nhìn thế giới này một cách toàn vẹn, nhưng chỉ chú ý đến những gì có liên hệ trực tiếp đến mình. Tôi muốn được ngây thơ đủ để tin rằng, nếu tôi được hạnh phúc thì mọi người khác cũng thế. Tôi muốn được đi trên bãi biển và chỉ nghĩ đến cát trắng dưới bàn chân, và hy vọng tìm thấy một viên đá thủy tinh màu xanh thẫm mà tôi hằng mơ ước.Tôi muốn bỏ ra những buổi chiều trèo cây, chạy xe đạp với đám bạn, để mặc cho người lớn lo  nghĩ về thời giờ, về những hẹn bác sĩ, và làm sao để có tiền sửa xe, đóng bảo hiểm. Tôi muốn tự hỏi mình sẽ làm gì khi lớn lên, mình sẽ ra sao, thành người như thế nào, và không hề lo lắng về chuyện tôi sẽ thật sự ra sao, nếu một mai ước mơ kia không thành sự thật. 
 
Tôi muốn được lại cái thời gian ấy. Tôi muốn được dùng nó bây giờ như một nơi ẩn náu, vào những lúc chiếc máy điện tính của tôi bị hư, khi giấy tờ cần giải quyết đang chất đống trên bàn, hay khi vài người bạn đang gặp khổ đau, những lúc mình gây gổ với người bạn đời,hay lúc ngồi tiếc nuối những ngày vui qua mau, hoặc những lúc không biết việc mình làm là đúng hay sai... tôi có thể trở về ngày tháng ấy, để được chạy ra ngoài sân thả diều, và không lo nghĩ gì khác hơn ngoài việc nên chọn cánh đồng nào chiều nay trời sẽ lộng gió. 
 
Tôi muốn được trở lại làm sáu tuổi.
 
I Want to be Six Again - by Unknown
Nguyễn Duy Nhiên phóng dịch

Saturday, November 22, 2014

888, CHUYỆN ĐI MỸ

888, CHUYỆN ĐI MỸ

Các bạn thân thương ở khắp nơi ,
Hôm nay rỗi rảnh , ngồi xem lại hình chụp ở Mỹ , bỗng muốn tán gẫu với mọi người .
Các bạn biết không , trước ngày mua vé đi Mỹ , Tịnh không hề có ý định đi Mỹ !!! Mỗi khi Hưng rủ thì xiêu lòng , nhưng ngày sau đó lại …sang số de . Bỗng nhiên có một ngày … hữu duyên thiên lý ăn cá ngộ ,  ủa nói lộn  , năng tương ngộ . 
Thế là dũng cảm băng qua đại dương 14 giờ đồng hồ bay mệt nghỉ . À quên , máy bay không hề mệt và nó cũng không hề ngừng nghỉ , cứ nhắm mắt nhắm mũi bay hoài . Tịnh ngủ đã đời , thức dậy ăn uống , xem phim , nói bá láp bá xàm với chàng rồi ngủ nữa …
Tịnh đi Mỹ thật là vui không thể tả . Các bạn đều thương Tịnh từ xa xôi mò tới nên đã tham dự họp mặt đông đủ cho Tịnh được gặp , kẻo Tịnh trở về Úc mà lòng ấm ức . Ở Nam Cali không bạn nào vắng mặt , mà lại còn được họp mặt thêm một lần nữa trong Nhà Hàng Chay vì Lan biết bé Tịnh thích món chay . Ở Bắc Cali thì  có hai bạn vắng mặt vì đang "bận" ở VN . Nhưng bù lại , các bạn tham dự  đã mời được phu quân cùng đến . Cách hai hôm trước Hưng đặt tiệc cho 14 người , vậy mà sau đó đã gọi đến Nhà Hàng để tăng số khách là 21 người . Tịnh thật may mắn , phải không ?
Đối với thân nhân trải qua mấy chục năm không gặp  , Tịnh cũng nhận được những tình cảm chân thành và sự chăm sóc  vô cùng chu đáo . Tóm lại là 4 tuần lễ hưởng hạnh phúc tràn đầy .
Tịnh đã đi tổng cộng 11 thành phố của Mỹ ,  nhìn ngắm những  vẻ đẹp khác nhau : San Diego , Los Angeles , Grand Canyon , La Jolla , Las Vegas , Orange County , Orlando , San Jose , San Francisco , Tampa, Saint Petersburg .  Biển ở Tampa rất đẹp , biển Huntington rất đẹp . Rời  khỏi thắng cảnh  cứ buột miệng một câu …hẹn hò : Lần sau sẽ  đến nữa .  Thật lòng  , Tịnh không biết có lần sau hay không . Nhưng kệ ,  nói …phông long biết đâu thành sự thật hén . Dù sao , chuyện tái nạm Mỹ quốc  để từ từ tính . Sắp tới nếu siêng siêng một chút thì 2015 đi VN . Còn bây giờ tạm nhìn các bạn qua hình chụp , các bạn ở Mỹ , ở VN và ở các nước khác  .
Thôi Tịnh ngừng ở đây . Nhớ các bạn nhiều  . ( Hê , có một lần Tịnh nằm mơ thấy Kim Thinh và Thu Hương , thấy thế nào thì quên béng mất rồi .... Ớ hoành thánh ơi , bé Tịnh nói chuyện trớt quớt !!! ) .
Thân mến . Thanh Tịnh


Tịnh diễn tả cảm nghỉ vui và dể thương quá!  Mong có ngày sẽ được hội ngộ với Tịnh.
Chúc Tịnh& gia đình tràn đầy sức khỏe, an vui.

Th.Mai
 
 Buoi sang thuc day doc mail cua Tinh that vui lam.Be Tinh de thuong nhu vay do Mai Tran a ! Mot tuan le duoc chung song voi Tuan Tinh Hung that thay vui  va hanh phuc lam .Khong ngo co ban than ngay xua da xieu long va da lam chuyen bay vuot bien den My Quoc nay.Tinh thay chua ,cac ban o My de thuong khong? Nuoc My co dep khong?  
Kim Hung
 
 
Tịnh đi nhiều tiểu bang vui thật, nhưng còn thiếu Seattle (hẹn kỳ tới nhe!).  Ở trên này mình được hân hạnh biết nhà của Bill Gate, nhưng buồn thay là hàng xóm "giàu có" cỡ mình đi lạng quạng mới gần tới thôi thì .....  bị xua đuổi (buồn!).

Chuyến đi Mỹ của Tịnh như vậy vui và hạnh phúc quá!   Ráng nằm mơ thêm nhe!

Happy Thanksgiving to all!
MPhuong
 
 
Tinh oi
Vay la Tinh phai tro lai tham nuoc' My`dai` dai` vi` co' qua' nhieu` su de~ thuong ,it ddieu` de~ ghet !!! tu nhung~ ban be` va` canh ddep nua~ ,chuc Tinh luon vui,suc khoe doi` dao` dde khi nao` hung' chi' thi` lai bay mot leo` qua My~ nhe'.
TBinh`
 
 
ThanhTinh than men,
Tinh viet bai de thuong qua, tuy khong co nhac den Huong nhung truoc khi ve Uc, Tinh cung da goi dien hoi tham chu dao, cam on Tinh nhieu lam, tiec rang suc khoe khong cho phep vao hom do nen Huong da bo lo mot dip han huyen cung cac ban mot lan nua
Than
HP
 
 
 
 
 
 
 

Friday, November 21, 2014

NGHỆ THUẬT KHẮC VỎ TRỨNG CỦA vIỆT NAM


 lên báo nước ngoài


Dưới bàn tay khéo léo của chàng kiến trúc sư trẻ tuổi Nguyễn Nam Hưng, vỏ trứng đã được 'biến hóa' thành những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo.


 Từ những vỏ trứng vô hồn, Nguyễn Nam Hưng đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc cực kỳ nghệ thuật và tinh xảo, thu hút được sự chú ý của không chỉ người Việt Nam mà cả những du khách nước ngoài.
Là một trong những người sáng lập ra CLB điêu khắc trứng Hà Nội, ngoài thời gian làm công việc của một kiến trúc sư, Hưng dành thời gian rảnh rỗi để điêu khắc. Chất liệu mà Hưng sử dụng cho niềm đam mê điêu khắc của mình không chỉ là vỏ trứng mà còn có cả gỗ và kính.
Chàng trai đến từ Nam Định cho biết việc điêu khắc trên những quả trứng đã khó, bảo quản những tác phẩm đã hoàn thành còn khó hơn, đúng là phải “nâng như nâng trứng”.





 Những vỏ trứng vô hồn thành những tác phẩm tinh xảo


Điêu khắc trứng đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ



 Có tác phẩm chỉ mất 2-3 tiếng để hoàn thành nhưng cũng có những tác phẩm phải mất tới 2-3 ngày thậm chỉ cả tuần

 Tự học hỏi, tự mày mò nhưng những tác phẩm của Nguyễn Nam Hưng cũng không hề thua kém những người có kinh nghiệm lâu năm

 Dù chỉ mới theo đuổi nghệ thuật điêu khắc trứng được chưa đầy 1 năm nhưng những tác phẩm mà Nguyễn Nam Hưng tạo ra thực sự khiến người khác phải khâm phục.


Friday, November 14, 2014

SAN JOSE , THU HỘI NGỘ.

SAN JOSE , THU HỘI NGỘ.

Trời trong xanh, không chút nắng, từng cơn gió thu nhè nhẹ , đất trời vào thu thật dễ thương  khi tôi đến phi trường San Jose . Kim Hưng và hai bạn Tịnh Tuấn đã có mặt để đón tôi. Một niềm vui và hạnh phúc tràn dâng trong lòng.
Trời bỗng dưng đổ mưa ,những hạt mưa đủ làm ướt chúng tôi, lâu lắm mới tìm lại cảm giác này.Trên đường về , chúng tôi nao nức nói về ngày họp mặt, bạn tôi , Kim Hưng , người tổ chức buổi tiệc này , kể về những thư mời rủ rê, tìm nhà hàng rộng , thức ăn ngon , riêng biệt một cõi để có thể tha hồ tung hoành ngang dọc, nói cười thỏa thích...Về đến nhà Hưng , chúng tôi bên nhau với những bát bún riêu nóng hổi, rau muống, rau xà lách, rau thơm thật ngon miệng trong cái lành lạnh của mùa thu San Jose....

Bây giờ là mùa thu , thế nhưng nắng vẫn chan hòa trên bước chân của chúng tôi, những người bạn Trưng Vương của một thời áo trắng , đã cùng tụ hội lại ở đây , trong một một buổi trưa ngày chủ nhật tại nhà hàng Nem Boulevard . Hưng đưa anh Tuấn , Tịnh và tôi đến trước, rối anh Sơn, Hương Phạm , rồi Tuyết, rồi anh Thông , ông xã của Kim Hưng, rồi anh Hà ,Kim Hạnh, rồi Trại Hoa, Mai Nguyễn đón Thanh Hương cùng đến, rồi anh Tiến , Thanh Bình, rồi anh Minh , Kim Anh, rồi anh Lân , Oanh bờm, rồi anh Đắt , Yến Nhi cũng có mặt.Chúng tôi gặp nhau , tay bắt , mặt mừng, hỏi thăm nhau sức khỏe,... mày bao nhiêu ký,... mày có uống thuốc gì chưa.....là những chân tình của tình bạn. Tiếng cười , tiếng nói vang vang ở trên lầu nhà hàng, một khu riêng biệt.Trao nhau quà tặng để ghi lại chút kỷ niệm của ngày hôm nay , một ngày hội ngộ ấm áp  vào mùa thu 2014 tại San Jose.
 T->P:K.Anh, Mai, Hoa,K.Hạnh,Tuyết,PLan,Bình,
Oanh, Th.Hương,Hương Phạm,Yến Nhi,Tịnh,Hưng

Màn chụp hình là vui và hấp dẫn nhất , ai nấy đều thích có những tấm hình kỷ niệm , bạn này gọi bạn kia...rồi lại 1,2 ,3 ...say cheese, và kỷ niệm đã được ghi lại.


Thực đơn hôm nay thật hấp dẫn, món khai vị với các loại nem , chả quế, chả ốc, rồi gỏi rau muống ,ốc hương...rồi cá seabass hấp cuốn bánh tráng và bò kho ăn với bánh mì...Từng nhóm một nói chuyện với nhau . Khâm phục và ngưỡng mộ hai bạn Thanh Mai và Trại Hoa đã đến đích ở độ cao hàng ngàn dặm. Từ ngày rời trường Trưng Vương năm 1969, tôi mới được gặp lại bạn Trại Hoa. Bạn vui ,tươi , nói cười nhiều hon trước và rất dí dỏm.Từ ngày gặp bạn năm 1992, bây giờ tôi mới được nhìn tận mặt , nắm tận tay  Thanh Hương, bạn vẫn nhỏ nhắn, xinh xắn, yêu đời và hay cười.  . Oanh bờm kể về chuyến đi chơi Đài Loan và Bali , bạn vừa về tối qua, tuy còn mệt nhưng có mặt để góp những nụ cười dễ thương...Đằng kia Thanh Bình, Yến Nhi, Tịnh , Hưng cũng thi nhau nói. Đầu bàn kia , 8 ông cũng sôi nổi không kém, cũng ồn ào một góc , bia vào lời ra, cười cười , nói nói...Chỉ toàn là những âm thanh của niềm vui và hạnh phúc.
T->P:Anh Hà, Thông, Lân,Tuấn
T->P:Anh Tiến, Sơn, Minh, Đắt.

Chiếc bánh ngọt do bạn Kim Hạnh đặt thật đẹp , thật ngon để chào mừng Thanh Tịnh đến San Jose, để mừng sinh nhật của Hương Phạm , Thanh Tịnh và Kim Anh.Ba người đẹp, ba nụ cười, một niềm vui . Chúc mừng sinh nhật các bạn.

Ở vào độ tuổi thu phai , cũng phải kiêng ăn ngọt ,thế mà chúng tôi vẫn say sưa ngắm nhìn chiếc bánh, bên nhau  , cùng thưởng thức vị ngọt của chiếc bánh như những ngọt ngào của tình bạn.


Kim Anh chia bánh thật khéo, ăn bánh, uống trà , lại chuyện trò , chuyện này sang chuyện khác không dứt, không có đoạn kết. Các ông cũng miên man tranh luận. Vui ...vui...vui...

Rồi cũng phải chia tay , chia tay trong lưu luyến, trong bịn rịn....Các ông rủ nhau đi uống cà phê , các bà rủ nhau đi chụp hình thu San Jose . Nước trong xanh , hàng liễu rủ, vài cây lá vàng  nhiều chú ngỗng, vịt trời thân thiện với con người đã là nền cho những tấm hình thu của chúng tôi. May có anh Sơn , tám đứa chúng tôi đã có nhiều tấm hình đẹp và mãi là những kỷ niệm khó quên của chúng tôi. Cám ơn bác phó nhòm.

 T->P: K.Oanh,Tịnh,PLan,T.Bình,
K.Hưng,Hương,K.Hạnh,K.Anh

PHƯƠNG LAN HB 10:00PM 11/14/2014

Monday, November 10, 2014

SLIDE SHOW : SAN JOSE, THU HỘI NGỘ

SLIDE SHOW : SAN JOSE, THU HỘI NGỘ
PLan làm slide show, gửi theo cách này xem Nhi và Hưng có xem được không nhé.
PLan.



SÀI GÒN và TUỔI THƠ TÔI - TRẦN MỘNG TÚ



TÙY BÚT

Sài Gòn và Tuổi Thơ Tôi

 Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.

Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.


 Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng,làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.

Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy( Hai Bà Trưng,) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam , hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả:
Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)
Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. tôi viết: Qua tường phết.
Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:

Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…
Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì. Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.
 Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.

Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.
Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.

Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.

Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.

Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho:Tiết Trực Tâm Hư)
Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam , Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!
Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.

Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.
Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.
Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.
Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai,với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.

Trần Mộng Tú
Xuân NhâmThìn / 2012














Trần Mộng Tú
Xuân NhâmThìn / 2012