THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Friday, September 28, 2012

Thiếu nữ bên hoa huệ - họa sĩ Tô Ngọc Vân

Thiếu nữ bên hoa huệ - hoạ sĩNgọc Vân

 Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu
           1 Thiếu nữ bên hoa huệ ( sơn dầu-1943)

               
         “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một bức tranh miêu tả dáng một thiếu nữ Hà thành nghiêng nghiêng thật tự nhiên, uyển chuyển, tay vờn nhẹ cành huệ trắng tinh khiết. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ. Khi mà mọi người biết đến bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943), một kiệt tác của danh hoạNgọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời.Trong những năm 1920 xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc ở thành thị cuộc sống tư sản hoá đã thắng lợi và ổn định, đời sống về mặt tinh thần củng được đòi hỏi với nhu cầu tiếp cận với nền văn minh phương tây đặc biệt là Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của cư dân này điều đó ảnh hưởng nhiều đến những giá trị truyền thống của người Việt Nam. Trong môi trường ấy, các tầng lớp và giai cấp ở thành thị-tư sản và công nhân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, dân nghèo thành thị, tri thức tân học và nhà nho cho tới các cô sen, cậu bồi- tuy rất khác nhau về mức sống  thậm chí đối lập nhau về thái độ đối với chế độ đương thời, vẫn gần nhau về những nét tâm lí và thị hiếu: thích đua đòi, ăn chơi hưởng lạc, muốn sống và giải trí trong môi trường náo nhiệt, khao khác cái lạ, cái đang đổi thay. Tầng lớp trên của xã hội này có lối sinh hoạt theo văn minh phương Tây với những phương tiện mới và hiện đại: Họ đi ô, ở nhà lầu, dùng quạt điện, mặc áo vét đi giầy bít, đi nghe hòa nhạc và xem phim... Thời trang cũng được thay đổi theo từng năm. Cũng với những thay đổi sinh hoạt là các thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Nhiều giá trị bền vững của truyền thống bị giới trẻ coi thường, thậm trí còn mang ra chỉ trích. Chính hiện tượng đó ngày càng lớn khiến một số nhà tri thức củ lo lắng “ thế đạo nhân tâm” bị suy sụp do phát triển xã hội không gắn liền với yêu nước. Vì thế chiếc áo dài truyền thống lúc này là một nét văn hoá tiêu biểu cho cái hồn của dân tộc. Hình ảnh người phụ nữ Hà thành trong trang phục áo dài là một nét đẹp cổ kính nhưng lại rất quyến rũ đã tạo nên nét đặc sắc riêng trong xu hướng thời trang tây hoá ồ ạt vào lúc này. Tuy nhiên phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân, hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm Riêng ở miền Bắc đặc biệt là Hà thành khoảng năm 1910 - 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng. Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Namra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen và những gì khác biệt với những chuẩn mực đó đã bị các nhà tri thức khó tín cho là lai căng và sính ngoại. Hình ảnh cô gái trong bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệlà hình ảnh chiếc áo dài đã được cách tân, với chiếc áo dài này tuy đã che đậy tất cả, mà lại chả giấu giếm tý gì: phía trên, như một lớp da thứ hai, dán chặt vào bộ ngực và cánh tay. Cổ đượcn lên bởi một vòng cổ áo đứng. Và từ thắt lưng trở xuống, được xẻ làm đôi, tà áo nhẹ bay, uốn lượn tới gần đầu gối. Dưới đó là chiếc quần rộng, một màu, rất kính đáo nhưng cũng không kém phần quyến rũ khin lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” là chủ động biểu hiện hệ đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ. Thiếu nữ má hồng tân thời e ấp làm dáng. Sự chuyển động hình thể của cô gái cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng tuổi đôi mươi yêu cái đẹp. Búp tay tay nõn nà nâng nhẹ cánh hoa trắng tinh. Những cử chỉ động tác đều toát lên những cảm xúc lay động. Cái đẹp đã xua đi ác cảm về cái gọi là a dua, sính ngoại, lai căng. Nếu không "bước" vào trong bức tranh này, tà áo dài cách tân và cô gái duyên dáng ấy vẫn còn bị xì xào, lườm nguýt bởi sự khắt khe của lề thói văn hóa thẩm mỹ truyền thống. Những bóng hồng yêu kiều đó thường bị coi là lai căng. Nhưng nay, hình như trong mắt ai ai đều thừa nhận đó lại là một vẻ đẹp nữa của dân tộc. Áo nâu bạc màu, những cô hàng xén răng đen, đàn bà chân đất váy quay cồng hay những nón thúng quai thao, rồi đến tà áo dài tân thời... đều có vẻ đẹp và những giá trị riêng của nó.
Với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn. Quả thật có một thuật ngữ dân gian: “chim - hoa - cá - gái”như là thương hiệu được xây dựng quá vững chãi từ các bậc tiền bối họa sĩ Đông Dương. Những bậc lão làng như Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ. . . đã vô cùng điêu luyện và nổi danh với những tác phẩm về thiếu nữ cùng với hoa. Nhưng ở “Thiếu nữ bên hoa huệ” thìNgọc Vân đã tiếp nối các tiền bối làm cái đẹp đó trở nên phổ quát hơn nữa. Giai đoạn đầu, thiếu nữ và hoa đã từng xuất hiện ở tranh của họa sĩ danh tiếng Lê Phổ trong những khung cảnh đầy ảo mộng tran hòa với cỏ cây hoa lá. Lê Thị Lựu và Mai Trung Thứ cũng cùng một tiếng nói khi đặt nhân vật và những vật thể vào không gian trong tranh. Thường bắt gặp nhưng cô gái lơ đãng, những cặp mắt không đến một đích nào đôi khi man dại và mộng mị. Những đóa hoa trong một số bức tranh lược tả một cách lập lòe, hoặc những khóm hoa lẫn vào trời đất đầy huyền hoặc. Thẩm mỹ này dẫn đến lỗi vẽ phân rã hình thể, đôi khi mất hình. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, đề tài quen thuộc này được thể hiện như là một sự nhất thể hóa của cái đẹp. Tức là trong tranh phải có cái gì đẹp và quyến rũ người xem. Các nhân vật và đối tượng trong tranh không nhất thiết phải nói nên danh tính của mình.Ngọc Vân và những họa sĩ cùng trang lứa đã có những biểu hiện khác so với các bậc họa sĩ đàn anh. Vẫn đề tài đó, nhưng với một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn.Cô gái Hà thành ngồi vén tóc bên những đoá hoa huệ thơm ngát màu chủ đạo trong tranh là màu trắng của áo dài và của những bông hoa huệ. Người phụ nữ được ông thể hiện với lòng trân trọng trước đối tượng, không sa vào khoái cảm nhục thể, hay cũng không quá mơ hồ, ẻo lả, kiêu sa như người phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời.
Ngọc Vân tiếp nhận xuất sắc phương pháp tạo hình và sử dụng chất liệu sơn dầu từ các vị thầy người Pháp.Ông đã tiếp thu thành công  trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đã trong trẻo tươi sáng hơn, có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian.Với ưu thế của mình, sơn dầu được sử dụng rộng rãi, được dùng hầu hết các hoạ sĩ sử dụng một cách phổ biến. Tuy nhiên có thể nói, với hoạ sĩNgọc Vân việc hoàn thiện kĩ thuật vẽ tranh sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh của ông.Việc đó giúp ông thực hiện được nhiều tác phẩm lớn, bất tử, đặc biệt là bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ. bức tranh diễn đạt được vẻ đẹp nền nã, kín đáo, thanh lịch của người phụ nữ Hà thành thời tiền chiến - một vẻ đẹp đã mãi mãi chỉ còn trong tâm tưởng và hoài cảm.
                                                                                                            Nguyen Dat

Kiệt tác Thiếu nữ bên hoa huệ vẽ năm 1943 có lẽ cũng mang số phận long đong của người đàn bà đẹp. Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân thì: “Khi gia đình đi kháng chiến, bức Thiếu nữ bên hoa huệ được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì bức họa đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là mua lại của một người khác. Nghe nói khi ông Đức Minh qua đời thì các con ông bán bức tranh với giá 15.000 USD. Lúc ấy chúng tôi đã báo cáo việc này với ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa và đề nghị Bảo tàng Mỹ thuật mua lại. Đáng tiếc là Nhà nước khi đó không thể chi món tiền lớn hơn định mức quy định nên câu chuyện rơi vào im lặng, để bức tranh vào tay nhà sưu tập sống ở Singapore, hình như (tôi không được biết chính xác) tên Hà Thúc Cần...”.
“Tôi không bảo đảm những điều nói trên là hoàn toàn đúng vì việc mua bán là việc riêng của hai bên, nên tôi không có cơ hội được tiếp cận, nhưng đó là tất cả những gì tôi được biết về sự việc này” - GS-TS Tô Ngọc Thanh thận trọng cho biết. 


Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ
Bức tranh được treo ở Singapore rồi tiếp tục phiêu lãng. Thế là mấy mươi năm người Việt không còn được ngắm nguyên bản Thiếu nữ... mang nét buồn quý phái cúi xuống bông hoa trắng muốt kia nữa. Tất cả những bản in trong sách báo không đồng nhất. Cả bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm Tô Ngọc Vân cũng là bản chép. Rồi thì trên thị trường tranh nhái, đi đâu cũng thấy Thiếu nữ bên hoa huệ. Nhiều bức sơn dầu vẽ giống 99%, giống đến cả chữ ký dưới tranh... Thiếu nữ bên hoa huệ có lẽ đã “nuôi” không biết bao nhiêu người chép tranh từ bấy đến nay!?
Có tin hiện nay, kiệt tác ấy của cố danh họa Tô Ngọc Vân đã trở về Việt Nam và hiện đương được một nhà sưu tập ở Hà Nội sở hữu với giá lên đến 200 ngàn USD. Chủ sở hữu bức tranh đã có lần muốn nhờ họa sĩ Tô Ngọc Thành (người con trai thứ của Tô Ngọc Vân) đến thẩm định hộ nhưng anh từ chối vì sợ là có thể nhìn thấy bức tranh Thiếu nữ... giả, khi đó điều đáng sợ nhất có thể xảy ra là sự sụp đổ của chủ nhân...
(Trích Báo TT&VH)

1 comment: