THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Sunday, September 29, 2013

TRƯNG VƯƠNG 62-69 CÙNG CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI THÂN CỦA KIM DUNG

TRƯNG VƯƠNG 62-69 CÙNG CẦU NGUYÊN
CHO NGƯỜI THÂN CỦA KIM DUNG

 Các bạn thân mến,
 Chúng ta, Trưng Vương 62-69 , xin dâng lời cầu nguyện đến với người thân yêu của  bạn Kim Dung.
 Cầu xin Thiên chúa ban phép lành đến với người thân  yêu của bạn.
 Mong bạn của chúng ta vững vàng và nhiều sức khỏe để săn sóc cho người thân  yêu của bạn.
Trưng Vương 62-69


Xuân Dung

PLan à, ta biết lâu rồi và cầu nguyện cho anh Hoàng hàng ngày cùng Hảo em ta. 
Nhỏ KDung cũng lạ, she cô đơn một mình mà cứ cắn răng chịu đựng, dấu mọi người không cho biết là ông Hoàng ... she share với ta và bảo không kể cho ai nghe nên ta đành câm thôi ....

XDung


 Thu Hương
Thân gửi Lan,
Một tin không vui đã đến trong buổi sáng hôm nay, thương Kim Dung quá.
Lan có thể cho mình biết họ tên đầy đủ của anh Hoàng không, để mình cầu nguyện cho linh ứng.
Lan cho mình biết diễn biến tình trạng của anh Hoàng nhé.
Cám ơn Phương Lan.

Lan ơi,
H thấu hiểu nỗi lo lằng của KD hiện nay. H lên cầu PHẬT BÀ QUAN ÂM ngay đây.
Thuhuong

Thanh Tịnh
Tịnh biết chuyện anh Hoàng và vẫn tiếp tục cầu nguyện . Dĩ nhiên K.D chưa  nói rõ thì mình tôn trọng ý muốn của bạn.

Ngọc Anh

Anh Hoàng và Kim Dung đã đến thăm Ngọc Anh hôm mùng 2 Tết năm 2002. Gần 2 năm trôi qua mà sao có nhiều biến đổi về vấn đề sức khỏe của anh Hoàng. NA còn nhớ Anh Hoàng chụp hình cho Kim Dung và NA. Kim Dung nói chuyện rất là vui. NA mà ở gần Kim Dung chắc NA trẻ hoài vì KDung nói chuyện vui lắm.
NA xin góp lời cầu nguyện với Phương Lan, Thanh Tịnh và các bạn Trưng Vương 62-69. Xin Ơn Trên ban cho Anh Hoàng nhiều phước lành, nhiều sức khỏe, tật bệnh tiêu trừ và sống lâu trăm tuổi.

Cám ơn Phương Lan gửi thông báo này.
Ngọc Anh.

Đặng thị Oanh

Oanh cung xin gop loi cau nguyen den nguoi than yeu cua KDung
duoc moi su binh an.
       Oanh

Kim Hưng

Hưng xin dâng lời cầu nguyện đến người thân yêu của KD.
Xin Chúa và Mẹ Maria ban sự an lành đến gia đình Kim Dung.


Kim Hạnh

Xin Thien Chua Chuc lanh va ban binh an den nguoi than yeu cua Kim-Dung va xin Chua them suc manh va nghi luc de Kim Dung vuot qua kho khan cung xin Ngai luon quan phong va an ui ban.
Than ai,
Kim-Hanh

Phạm thị Hương

Huong thanh tam cau xin dang tu bi cuu kho cuu nan Quan The Am Bo Tat gia ho do tri cho gia dinh ban KD tai qua nan khoi.

Trần Thanh Mai

Mai cũng xin góp lời cầu nguyện cho anh Hoàng chóng mạnh khoẻ, vượt qua mọi hiểm nguy.
Cũng mong cho K.Dung vững tinh thần phấn đấu trong giai đoạn khó khăn này. Ráng lên Dung nhé!
Th.Mai


Thu Hương
Sep 30 at 8:33 PM

Lan oi.
Sau khi thành tâm cầu xin Phật Bà Quan Âm cho anh Nguyễn Hoàng tai qua nạn khỏi, phẫu thuật thành công ,chỉ là bướu lành tính H co xin mot quẻ xâm cho anh Hòang . Xin đuoc xâm : < Cầu xin gi đều đuoc mãn nguyện > , H mừng quá chỉ định giữ riêng cho mình biết nhưng quyết định chia sẻ với PLan để Lan cân nhắc có nên cho K D biết? Tuy không biết mức độ linh ứng nhưng có thể động viên cho KD lúc này và thêm sức lực cho a Hoang khi lên bàn mổ .Đại ý cua xâm :
Ngày xuân tìm được cỏ thơm
Chợt nhìn hoa nở đầy vườn đẹp thay
Bông nào cũng muốn ngắt ngay
Mọi cành có thể ra tay vun trồng
Xâm tốt lắm chắc không sao đâu
PLan cân nhắc nhé
Thu huong
Kim Dung
Today at 5:12 AM
Tao doc mail nay trg Bv
OngH da mo hom qua
Moi viec deu good 
Lan chuyen loi cam on toi cac ban dum tao nhe
Bv cach nha 60km  moi ngay tao deu sang di chieu ve bang xe dap xe lua va bus 
Met lam...

Kim Anh

Cầu nguyện Thiên Chúa ra tay cứu độ để người thân của Kim Dung thoát khỏi mọi hiểm nguy và sớm bình phục.

Lan oi,
Theo như thư cua KD thi anh Hoang đã tai qua nạn khỏi rổi , mừng quá, cám ơn Plan đã cho H biết tin nhé
Thuhuong






THE LESSONS FOR US

THE LESSONS FOR US








Saturday, September 28, 2013

TRUYỆN NGỤ NGÔN : ẾCH và BÒ CẠP

Truyện Ngụ ngôn: ẾCH VÀ BỌ CẠP
                                                                                                               
Con bọ cạp nhờ con ếch cõng qua sông.
Con ếch nói: “Tôi cõng anh, giữa đường anh chích tôi chết à, tôi chả dại.“
Con bọ cạp trả lời: “Tôi mà chích anh chết thì tôi cũng ngỏm củ tỏi luôn. Tôi chẳng điên gì mà làm vậy.”
...
Nghe có lý, con ếch giúp bạn cõng con bọ cạp bơi qua sông. Quả nhiên, đến giữa dòng sông, con bọ cạp thấy lưng con ếch ngon quá, liền chích ngay một phát mà quên mất Ếch đang cõng mình.
.....
Trước khi chết, con ếch hỏi con bọ cạp:
”Tôi nhận lời giúp anh, sao anh lại hại tôi? Để bây giờ hai ta cùng chết!”
Con bọ cạp thều thào tự thú: “Tôi đâu có muốn hại bạn đâu. Nhưng tại bản năng thúc dục tôi, tôi không cưỡng lại được!”

______________
Sau khi đọc xong câu chuyện đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học sau:Bài học thứ nhất:
 Bản chất của con người khó mà thay đổi được.
Có một số người, khi hoàn cảnh thay đổi, họ sẽ thay đổi. Nhưng không phải tất cả.
Vì thế phải biết cách kỳ vọng hay đối xử với mọi loại người khác nhau. Chấp nhận họ nhưng cũng phải biết bảo vệ bản thân mình. Nếu chỉ yêu thương tin tưởng mù quáng thì hậu quả sẽ không tốt đẹp cho bất kì bên nào.

Bài học thứ hai:
 Một số người thích níu kéo người khác vào chỗ chết chùm và họ còn vui sướng khi làm được điều đó. Vì vậy chúng ta nên đánh giá con người một cách thận trọng chính xác trước khi quyết định làm bạn giúp đỡ họ…

Bài học thứ ba:
 Không phải lúc nào lòng nhân từ của bạn cũng được trả ơn.
Tùy vào hoàn cảnh và sự hiểu biết của người đối diện, mà sự cảm ơn sẽ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, và không loại trừ lời cảm ơn là một nọc độc đến từ sau lưng... Đặt hoàn toàn tin tưởng vào người khác cần phải biết đối tượng là ai và cần có thời gian và thử thách.  

Bài học thứ tư:
 Ai cũng nên "biết bơi" để không bị phụ thuộc vào người khác.
Trên thực tế con người cần hiểu biết nhiều và xã giao rộng, biết làm nhiều việc để không phụ thuộc vào người khác, hay một công ty... như vậy con người sẽ độc lập hơn tự chủ hơn, không như Bọ Cạp không biết bơi rồi cũng phải chết, mà còn kéo theo con ếch chết oan.

 Xuân Dung sưu tầm trên net.

Tìm hiểu về THƯ PHÁP


Tìm hiểu về THƯ PHÁP

Thư pháp Việt là một lọai hình nghệ thuật chữ viết, sử dụng các ký tự Latinh với phương tiện cọ lông và mực Tầu để thể hiện.

Được chia ra là hai lối viết chính: Lối Trúc và lối Mai
LỐI TRÚC: là lối viết mạnh mẽ rắn chắc các nét được viết to, mang thần sắc vốn dĩ của thư pháp Hán nhưng cũng không kém phần mềm mại uyển chuyển.




LỐI MAI: các nét chữ được viết mảnh mai từng nét chữ mềm mại thích hợp với cấu trúc của các ký tự Latinh đa số là những nét cong uốn lượng chứ không góc cạnh như chữ Hán.



Có người sử dụng cả hai lối này vào trong một tác phẩm, Lối Trúc được dùng cho chữ đại tự và lối Mai được dùng cho câu văn viết kèm.


Mỗi thư pháp gia có mỗi phong cánh và nét chữ hòan tòan khác nhau, mỗi người một vẻ. Nhưng được chia vào các thể chính như sau:
Điền , Họa , Thủy , Mộc , Phong , Dị .

ĐIỀN THỂ: là lối viết chữ Việt được sắp xếp thành từng khối vuông hay tròn, được ưa chuộng và khắc chạm trên các bức phù điêu... thường dùng cho những câu đối trong đền chùa...




HỌA THỂ: là một nghệ thuật viết chữ khéo léo có sắp xếp tính tóan sao cho từng đường nét chữ phối hợp thành những hình dạng mang ý nghĩa nhất định.



THỦY THỂ: là lối viết chữ nhái theo lối viết chữ Hán, chữ viết không ngang hàng mà được viết dọc xuống như nứơc đổ.MỘC THỂ: là lối viết mộc mạc giản dị ngay hàng thẳng lối dễ đọc và dễ cảm nhận nhưng không kém phần bay bướm. Lối này được nhiều người ưa thích và thể hiện.



PHONG THỂ: là lối chữ viết nhanh trôi chảy. Khi đặt bút xuống là như một cơn bão quét qua không phút ngập ngừng. Nét chữ tuôn ra theo cảm hứng và quán tính vì thế đôi khi nét chữ không hòan chỉnh và hơi khó đọc nhưng vẫn dễ đọc hơn Dị thể.



DỊ THỂ: là lối viết chữ cá tính ngọn bút xuất phát từ cảm hứng cao độ, đường nét không theo chuẩn mực mà phóng bút tự do. Nét chữ không rõ ràng mà chỉ mang dáng dấp chính của con chữ, người thưởng ngoạn đôi khi cũng phải đóan để hiểu được nội dung.



Chú ý: ( chữ viết cho dù sáng tạo hoặc rắc rối cỡ nào nhưng điều quan trọng phải để ý đó là sự lầm tưởng, có những nét chữ khi tác giả trình bày, dĩ nhiên tác giả đọc được, nhưng phần đông người xem hay nhầm lẫn sang chữ khác vì sáng tạo đó vượt quá khuôn khổ.)

-Có Hai thể chữ cũng nên nói tới

THỂ LONG PHỤNG: là dạng chữ rong được viết bằng một bản gỗ nhỏ có răng cưa. Mỗi chữ được viết vẽ kèm theo những hình ảnh lạ mắt như rồng phụng hoặc các ông Phúc Lộc Thọ...




THỂ ÂM DƯƠNG: là dạng chữ ngược, nhìn vào trông như chữ Hán, muốn đọc thì phải quen lối viết và tưởng tượng ngựơc lại, hoặc nhìn ngược từ mặt sau tờ giấy không thì nhìn vào hình ảnh phản chiếu từ một tấm gương.


Kỹ thuật vận cọ: cũng theo phong cách Hán như:
Ức (nhấn mạnh xuống), Đôn (dè dặt), Tỏa ( sổ hạ xuống), Trì ( viết nét chậm lại), Tốc (viết nhanh), Hòan ( thả lại, hồi đầu), Khẩn (vung bút đột ngột), Khinh ( nhẹ nhàng lả lướt bay bỗng), Trọng ( nhấn điểm xuyến).

Một tác phẩm chuẩn mực cần phải hội đủ thêm các yếu tố sau:
Tâm, Ý, Trí, Khí.

TÂM: khi người viết đặt tâm hồn của mình vào con chữ. Đôi khi nhìn vào chữ viết của họ mình có thể đóan được cả tính cách và tâm hồn cũng như tâm trạng của người viết. Bị ảnh hưởng bởi (hỷ, nộ, ái, ố) cho nên khi viết cần phải tịnh tâm để tránh những tạp niệm ảnh hưởng tới nét chữ.

Ý: Là những gửi gắm của tác giả trong tác phẩm từ đường nét đến nội dung cũng như những hình ảnh minh họa kèm theo nếu có tạo chiều sâu cho tác phẩm.

TRÍ: Là phần khéo léo của tác giả khi xử lý nét chữ và sắp xếp bố cục cũng như trang trí cho tác phẩm. Sao cho thật sáng tạo và ấn tượng với những phong cách riêng để tác phẩm thêm bắt mắt và thu hút người thưởng ngoạn.

KHÍ: (Bút lực) Là kỹ thuật vận bút của người viết sao cho uyển chuyển, khi nhanh khi chậm khi đậm khi nhạt và dày mỏng sao cho nhịp nhàng và thanh thóat.

Một nét cọ căn bản được chia là các bước sau




Khởi bút, Hành bút và Thu bút.

Thường thì phần giữa sẽ nhỏ hơn hai phần đầu và, một nét chữ đã viết thì không được đồ đi đồ lại....

Thư pháp Việt chia làm các đường nét chính sau
NÉT TRỤ: là nét kéo thẳng đầy mạnh mẽ.


NÉT TẤN: là nét kéo ngang cũng đầy uy lực.



NÉT PHÁC: gồm các nét phác ngang, dọc, xéo...Khi viết thì khởi bút, hành bút nhưng không có nét dừng bút mà được kéo đi luôn.



NÉT VÒNG: là những nét khởi đầu và được kéo lại thành vòng nét cuối hướng về nét khởi đầu.

NÉT MÓC: là những nét được khởi bút móc vòng xuống nhưng cuối nét không hướng về nét khởi, và khi thu bút không dừng lại mà kéo bút lên tạo ra một đường nhọn cuối nét.






NÉT KÉO: là những nét mỏng kéo dài theo hướng ngang, dọc hoặc vòng.


NÉT LƯỢN: là ngững nét cong gọp lại theo đường gợn sóng.



NÉT SƯỚT: là những khỏang trống trong một nét chữ được tạo ra từ những sớ cọ. Có hai lọai nét sướt: nét sướt ngọn và nét sướt bụng.
.Nét sướt ngọn được tạo ra khi kéo ngang bằng ngọn bút và ngọn cọ được tách ra rõ ràng tạo nên nét sướt cũng rõ nét.
.Nét sướt bụng khi nét kéo ngang bằng bụng của ngọn bút .


Khi thưởng lãm một tác phẩm trước khi xét về đường nét và nội dung thì điểm đặc biệt thu hút và có bắt mắt người xem hay không là ở phần trang trí và bố cục tác phẩm. Bố cục thư pháp Việt không trình bày từng chữ từ trên xuống và từng cột như thư pháp Hán, ngọai trừ viết theo dạng đối.
Một tác phẩm viết tràng giang đại hải không ý tứ thì không được xem là một bố cục đẹp. Các chữ viết không được quá khít và cũng đừng quá thưa thớt lõng lẻo. Nét này phải tương quan và bổ sung cho nét kia tránh trùng lập lên nhau gây khó đọc. Các chữ thường liên kết với nhau và tạo thành những khối có kết cấu.

Chữ viết được sắp xếp theo nguyên tắc chữ Việt bình thường, đọc từ trái qua, và xếp hàng từ trên xuống. Chữ cái đầu câu phải viết hoa hoặc được nhấn đậm nét.
Trong tác phẩm thư pháp không nhất thiết chỉ có chữ cái đầu câu hay danh tánh... mới được viết hoa theo lệ, những chữ quan trọng mang ý chính của tác phẩm có thể viết nhấn mạnh đậm nét hoặc viết to để thể hiện rõ ý của tác phẩm.

Các dạng bố cục thường gặp như sau.


DẠNG THÁP: bố cục phần trên nhỏ và to ra phần chân như một ngon tháp tạo cảm giác bền vững.



DẠNG GIÁO: bố cục có dạng một mũi giáo, phần thân to và phần đầu và chân thì nhỏ.



DẠNG TRỤ: là viết theo lối thông thường các chữ cái đầu tiên xếp thành một hành thẳng



DẠNG CỤM: bố cục chia ra thành từng cụm từng khối nhỏ.



DẠNG ĐỐI: là dạng chữ viết từng chữ xếp thành một hàng thẳng xuống theo dạng liễn đối tiếng Hán.



ẤN CHƯƠNG: gồm ba lọai Nhân chương , Yêu chương, và Danh chương.NHÂN CHƯƠNG: được nằm ở vị trí trên cùng của tác phẩm. Thường đại diện cho tên của một hội nhóm mà tác giả tham gia hoặc những biểu trưng đặc biệt. Cộng thêm điểm mốc thời gian của tác phẩm.

YÊU CHƯƠNG: được đóng vào giữa tác phẩm
DANH CHƯƠNG: được đóng ở cuối tác phẩm ngay chữ ký của tác giả.



Tùy theo bố cục của tác phẩm mà ấn chương được đóng ở đâu cho hợp lý nhất.

Để tôn trọng tác giả của câu văn, người viết thường phải viết tên tác giả đính kèm theo tác phẩm. Trong trường hợp không rõ tên tác giả thì dưới chữ ký của người viết phải kèm các chữ như: Thủ bút, cẩn bút, viết...với ý nghĩa người viết chỉ làm chủ tác phẩm về nét chữ và hình thức mà thôi.

CÁCH CẦM CỌ




Sao cho ngọn bút vuông góc với mặt phẳng của giấy. Theo lối viết chữ Hán ngày xưa thì họ viết chữ từ bên phải sang trái cho nên họ không được chạm tay vào giấy nếu không những nét chữ chưa khô sẽ bị lem khi tay quẹt vào. Nhưng chữ Việt thì không gặp vấn đề đó, cho nên cách cầm cọ thế nào chỉ thể hiện kiểu cách và công phu của người viết. Nhưng không bắt buộc phải nhấc tay hổng lên trên mặt giấy. có ba cách cầm cọ thường gặp:

ĐIỂM THỦ: người viết chống một ngón tay út chạm vào mặt giấy lấy điểm tựa.
TÌ THỦ: cạnh bàn tay tiếp xúc với mặt giấy như cách viết chữ bình thường
BỔNG THỦ: tay nhấc bổng lên theo lối thư pháp Hán.

(Sưu Tầm)

Friday, September 27, 2013

TRANG GIA CHÁNH ( Phần 1)

TRANG GIA CHÁNH ( Phần 1)





CHUYỆN VỀ MỘT CHÀNG HỌA SĨ

CHUYỆN VỀ MỘT CHÀNG HỌA SĨ
Picasso tự họa


Đây là1 câu chuyện xưa xứ Tây . Old Story in Old Book ---Cổ thư chi cổ sự!! Emoji Emoji Emoji....Chuyện kể rằng: (dĩ nhiên bằng chữ ....không phải của Ta!)    
 
Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỹ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.
 
Một ngày nọ, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10000 đồng.
 
Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.
 
Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hãy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không??
 
Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!
 
-Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200000 để mua bức tranh này!!
 
- Rồi ông sẽ biết!  --Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!
Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.
 
Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.
……………………………………..
 
Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kể cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:
-Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề: không thương lượng: 200.000 đồng! Mà cái buồn cười là, tiêu đề của bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).
 
BANDITO
 
Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa!
Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200000 đồng .
 
Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso.(1881---1973)
 
Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta. . ... Đó là tâm niệm của Ổng !!

Thursday, September 26, 2013

HÃY THONG THẢ SỐNG

HÃY THONG THẢ  SỐNG...

Trần Mộng Tú
Hãy thong thả Sống
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng)

Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.
Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mớixa, gần, hốt hoảng gọi nhau.Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.
Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.
Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời. Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ.Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết.Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay.Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.
Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống” .Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.

Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.

Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu. Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai, mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ).Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng mẹ luôn luôn bên cạnh con. Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.
Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục.Chị là người biết sống trong nỗi chết.Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình.Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.
Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói:“Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.” Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm 
nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không?Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.

Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên,giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa,đi gần,nào đó của mình.

Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhauăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung,càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.
Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v, sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.
Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (Robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (Chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già.Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.
Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt(ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết.Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng.
Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.


Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata vàhọa sĩ Vincent van Goh, v.v. Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.
Ðời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích.(Thánh Vịnh)
Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu.Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.
Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.
Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết(*)
Chắc lúc đó, chúng ta sẽ không còn không khí mà thở  chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.
Trần Mộng Tú
Aug.10th/2013

Sunday, September 22, 2013

LÀM SAO GIỮ LẠI...

Làm sao gi li...


Làm sao gi li điu không th..
Cát bin tuôn dn qua k tay!
Làm sao miên vin... đi dâu b
o gió trên ngàn thôi cun mây .

Làm sao níu áo thi gian li
Ngm n xuân thì chưa úa môi. 
Làm sao tm gi dòng sông cũ
L lm chiu nay bến lở, bi. 

Làm sao gi được tình ban sm
Chưa kp hoàng hôn đã nht màu.
Ta trách sao người thay đi vi
Chc gì.. ta chng đi thay mau! 

Làm sao níu giữ ngày nhung la
Hào phú.. vang danh ca mt thi.
Phút chc chiu nào bao '' cái ca..''
Đng tình đi nón vt xa xôi. 

Soi gương thy nụ cười năm đó
Chng biết vì răng.. méo mó ri!
Làm sao gi được điu không th...
Cm bng như... nước cun hoa trôi.

Vc nước lòng tay khôn gi được
Vn s trên đi cũng..  ra thôi!



Sưu tầm trên net