THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Saturday, May 10, 2014

CHÀO BUỔI SÁNG TINH MƠ

CHÀO BUỔI SÁNG TINH MƠ 
Michael Carroll 
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh,
Diệu Ngộ Mỹ Thanh & Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Nhân loại khắp nơi trên thế giới mỗi sáng thức dậy, lặng lẽ chuẩn bị công việc làm. Người nông dân suy nghĩ về thời gian gặt hái trên con đường quen thuộc ông đi mỗi sáng; người mẹ lặng lẽ soạn quần áo cho các con chuẩn bị đến trường chỉ ít phút trước khi chúng thức dậy; bác tài xế xe tải vừa uống tách cà phê vừa thử bánh xe và các dây chằng; anh nhân viên ngân hàng hít sâu vào ngực hơi sương trên sông khi chạy bộ lúc rạng đông. Buổi sáng mang đến cho hầu hết chúng ta những giây phút tĩnh lặng trước khi bắt đầu một ngày, thời gian mà thiên nhiên dành cho ta để cảm nhận mạch sống của cuộc đời và quán tưởng đến một ngày làm việc trước mắt.
Trong cái tĩnh lặng của buổi sáng sớm, tự nhiên chúng ta cảm thấy thật thư thái. Chỉ trong khoảng khắc đó, chúng ta mới có thể để cho cuộc sống của mình được thông thoáng. Tắm táp, thay áo quần, nhấp tách trà, thả bộ đến trạm xe buýt, tất cả là những thói quen đơn giản, lặng lẽ, đằm thắm và sảng khoái. Chúng ta một mình trong những khoảnh khắc đó, dầu ngắn ngủi đến đâu; chỉ có ta, với cuộc sống thêm lần nửa khai mở. Một ngày trước mắt có thể giao cho ta bao trách nhiệm nặng nề, như là điều hành cơ quan chính phủ hay một lớp học; chúng ta có thể có một số công việc nhất định phải hoàn thành, như là chữa trị một trái tim đau hay một cây cầu hư hoại. Nhưng trước khi ta lại bắt đầu tất cả những công việc ấy, chúng ta chỉ ‘mình ta với ta’, vì thế hãy tử tế với bản thân bằng một cung cách đơn giản nào đó.
Trong nhịp độ vội vã của mình, chúng ta có thể lướt qua những khoảng khắc bình thường, lặng lẽ như thế. Có thể là vì gia đình chín người của ta chỉ có một phòng vệsinh, nên cả buổi sáng chúng ta phải hối thúc nhau vội vã. Có thể vì ta thích ngủ muộn, nên chỉ còn đủ thì giờ để phóng như điên đến trạm xe buýt hay xe đi chung với bạn. Phải đưa con đến trường, phải kiểm thư điện tử, và di động reo vang ngay cả trước khi chúng ta bước được ra khỏi nhà. Các nhu cầu cấp bách này có thể chiếm lĩnh khoảng thời gian yên tĩnh trong buổi sáng của ta, cướp đi khoảnh khắc riêng tư của thói quen, thải ta vào một ngày làm việc đầy vội vã, và lo âu. Nhưng ngay đến như thế, ngay cả khi sự hỗn loạn dường như quá lớn, xâm lấn, đe dọa, thì những buổi sáng tinh mơ cũng vẫn đeo đẳng ta, thúc giục ta hãy chậm bước, hãy buông thư dầu chỉ trong giây lát.
Biết đón nhận sự riêng tư của những thói quen ban sáng khích lệ ta chấp nhận lời mời gọi của buổi sáng để kéo dài khoảnh khắc yên tĩnh và để cho không gian dịu êm được ghé vào cuộc đời ta. Chúng ta có thể coi các thói quen buổi sáng như là sự thực tập hằng ngày, một khoảng thời gian cốt yếu dành cho sự quán chiếu tâm linh và thiền định. Hành thiền buổi sáng là cách dành thời gian tôn kính Phật để bày tỏ sự tôn trọng bản thân và cuộc sống. Mỗi sáng, trong những gia đình hay cộng đồng Phật tử trên khắp thế giới, một ngày bắt đầu với một thời thiền. Đèn nhang trên bàn thờ được thắp sáng. Trà được dâng. Có người tụng Tâm Kinh, người khác thì chỉ ngồi thiền. Khắp Tây Tạng, trước khi bắt tay vào những công việc lao động hằng ngày trong đời, đàn ông, đàn bà, trẻ con đều trở dậy lúc rạng đông để đi nhiễu quanh các bảo tháp hay chùa trong vùng, nhẹ nhàng đọc các câu chú và quán chiếu về ý nghĩa cuộc đời. Các công viên ở những khu phố Tàu trên khắp nước Mỹ là những thánh đường vào buổi sáng cho hàng ngàn người đến tập tai chi. Các vị thiền sư Nhật Bản bắt đầu một ngày của họ lúc 4 giờ sáng để hành thiền và dùng điểm tâm lặng lẽ bên những cái chén (oryoki)(1) của họ. Dầu chúng ta chọn ngồi thiền mỗi buổi sáng, hoặc uống ly cà phê một cách chánh niệm, hay bắt đầu một ngày bằng những hoạt động nhẹ nhàng, với chủ tâm hàm ân cuộc sống thì đó là những hành động thiện thật hoàn hảo.
Biết hân hoan đón chào sự riêng tư của các thói quen buổi sáng, chúng ta bắt đầu một ngày với sự tự tin cơ bản: Rằng chúng ta hoàn toàn thoải mái với việc là chính mình, như mình đang là. Buổi sáng với các thói quen lặng lẽ, có thể làm chúng ta cảm thấy cô đơn mà chân chất, đơn giản, âm thầm mà tỉnh giác và tươi mát. Đó là sự riêng tư mà chúng ta trân quý: Chúng ta tự bằng lòng với chính con người mình trong khoảng khắc ngắn ngủi, hoàn toàn tự tin ở chính mình. Chúng ta không cần phải vội vả lướt qua những giây phút đó, không cần phải nuốt vội bữa điểm tâm hay khiến tâm lo ra với những thông tin cập nhật trên đài phát thanh.
Chúng ta có thể dừng lại và hoàn toàn hàm ân rằng mình đang sống ngay giây phút này, ngay nơi chốn đó. Biết hàm ân sự riêng tư của các thói quen buổi sáng có nghĩa là sự trải nghiệm về việc ta là ai trong cái tĩnh lặng của buổi bình minh
– trước khi ta gấp rút, trước khi ta bắt đầu một ngày bận rộn - cho phép ta được thoáng nhận ra bản chất xác thực cơ bản của mình, một khoảng khắc riêng tư của chỉ việc được hiện hữu. Chúng ta có thể là người điều hành Liên Hiệp Quốc hay chỉ là người bán nước rong; chúng ta có thể là một nghệ sĩ nổi tiếng hay chỉ là người thâu tiền tại các trạm thuế lưu hành, nhưng rút lại tất cả chúng ta trước tiên phải hoàn toàn là con người. Và ngay chính đây, trong buổi sáng, mà chúng ta lại bắt đầu mọi thứ một lần nữa.
1. Tên gọi này có nghĩa là ‘vừa đủ’, để nói đển kích thước của những cái tô chỉ vừa đủ cho một bữa ăn. Một bộ Oryoki gồm ba tô nhỏ, đũa, muỗng và khăn lau.

No comments:

Post a Comment