THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Sunday, November 24, 2013

TUỔI THU PHAI

TUỔI THU PHAI

Mời các bạn cùng đọc một bài dự thi về đề tài " Tuổi thu phai" rất hay, cuộc thi do báo Người Việt tổ chức do Hồng Hạnh gửi cho chúng ta.

Giật mình, ôi chiếc lá thu phai” ( TCS)

Ngày xưa bước qua tuổi sáu mươi, người ta đã ăn mừng “lục tuần thượng thọ,” mọi người kính cẩn gọi là Cụ để được “kính lão đắc thọ.” Nhưng ngày nay, nhất là ở Mỹ, lứa tuổi 60 vẫn chưa thể gọi là già. Tôi không thích dùng từ “tuổi già,” vì nghe nó có vẻ đượm mùi bi quan, tôi thích dùng từ “tuổi thu phai” lấy từ câu hát của Trịnh Công Sơn: “Giật mình, ôi chiếc lá thu phai” nghĩa là thời gian trôi nhanh quá, chợt nhìn lại thấy mình đã là chiếc lá thu phai!

Quá trình thời gian biến đổi của đời người đã được TCS. diễn đạt một cách ngắn gọn, vừa nhẹ nhàng, vừa có chất thơ! Lá mùa nào cũng có nét đẹp riêng của nó, nhưng lá mùa thu vẫn đẹp nhất, vì nó cho đời nhiều sắc màu phong phú, tuyệt đẹp! vì thế vẫn thường có những tour đi ngắm lá thu đổi màu ở vùng Bắc Mỹ. Theo tôi “Tuổi thu phai” là lứa tuổi đẹp nhất đời người, giống như mùa Thu là mùa đẹp nhất trong bốn mùa: Mùa Xuân tuy hoa nở tươi thắm, nhưng hình như thiếu sự êm ả, đằm thắm, mùa Hè tuy rộn ràng nhưng thật nóng nực, oi bức; mùa Ðông thì lạnh giá, ủ ê, chỉ có mùa Thu là đủ độ chín tới làm nên vẻ đẹp của đất trời khi giao mùa, thời tiết cũng dễ chịu, êm đềm... Ngoài ra, trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên, và trăng đẹp nhất bao giờ cũng là trăng Thu, cũng như những bài thơ, bài nhạc hay nhất đều nói về mùa Thu.




Hình minh họa: Hoạ sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt

Các bạn ở vào độ “tuổi thu phai” vẫn thấy đời còn nhiều nét đáng yêu. Trước hết có thể bắt đầu nghĩ tới chữ Nhàn, vì không còn phải bon chen xoay theo vòng quay danh lợi, bởi sắp về hưu hay đã về hưu. Nếu đã về hưu rồi thì thời gian lại càng thong thả cho phép ta an nhàn hưởng thụ những gì ta thích mà trước kia cuộc sống vội vã không cho phép. Nếu thích đi du lịch, đi thăm người thân hay con cháu ta có thể đi bất cứ ngày nào, mùa nào, và đi bao lâu tùy thích vì ta là người rất “giàu có về thời gian.” Ngắm bọn trẻ lúc nào cũng hối hả tất bật mà thương, nhớ lại thời tuổi trẻ gian khổ của mình mà mừng vì nay: “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.”


Sau một thời gian dài hội nhập xứ Mỹ với biết bao gian khổ buồn vui, giờ đây là lúc chúng ta có thể tạm buông tay để tự cho mình một cuộc sống an nhàn, có thể tự cho phép mình ngồi không mà thư giãn tâm hồn, rồi thưởng thức những thú vui tinh thần tao nhã. Ưu điểm lớn nhất của khu “Little Saigon” (Nam CA) là chúng ta thường được “chiêu đãi” những bữa ăn tinh thần một cách như không! Ðó là những buổi triển lãm tranh ảnh đẹp quê hương, những buổi nói chuyện về các đề tài văn hóa Việt Nam, những đêm nhạc Du ca, những đêm nhạc chủ đề... Ðó là nơi gặp gỡ của những tâm hồn tuy đã lìa xa quê, nhưng lòng vẫn hoài hương vì “Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng.” Ðó là những buổi gặp gỡ mà những người tham dự (đa số là cao niên) cảm thấy ấm áp vì tình yêu quê hương được nhóm dậy trong lòng! Ðó là những buổi tối êm đềm được ngồi cùng với bạn bè thân quen nghe lại những ca khúc xa xưa một thời yêu thích... Ðó không phải là niềm hạnh phúc của cuộc sống đáng yêu nơi xứ người sao?


Một trong những nơi chốn thân quen vẫn thường cung cấp cho chúng tôi những bữa tiệc tinh thần đáng quý đó, chính là phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt. Ngoài ra Viện Việt Học hằng tháng vẫn tổ chức những đêm nhạc thính phòng với các chủ đề khác nhau mang đến cho người nghe những đêm cảm thụ âm nhạc thật khó quên! Chúng tôi trân trọng ghi nhận và biết ơn sự đóng góp đáng trân quý đó của quý vị, vì đã đồng hành và mang đến cho chúng tôi những niềm vui tinh thần trong cuộc sống vui buồn nơi xứ người.

Người Mỹ thường có câu “use it or lose it” câu này thật có ý nghĩa đối với “trí óc” của giới cao niên. Nếu không dùng tới nó, nó sẽ bị hao mòn, thoái hóa dần. Có lẽ ý thức tầm quan trọng này nên viện bảo tàng Bowers đã tổ chức những lớp học nghệ thuật (Art) dành cho giới cao niên trong O.C.và phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt đã hỗ trợ bằng cách cho mượn địa điểm để mở những lớp Art dành cho giới cao niên Việt Nam.

Nhờ sự hướng dẫn chuyên môn của các “Intructor” chúng tôi có thể dùng tâm trí để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật “tuyệt vời.” Trong lễ bế giảng khi nhìn những tác phẩm được triển lãm do tự tay mình làm ra, chính chúng tôi cũng không ngờ tới tuổi này rồi mà sao sức sáng tạo vẫn còn tràn đầy trong óc trong tim. Những điều này khiến chúng tôi rất vui và thấy cuộc sống mình đâu phải là “vô dụng” mà vẫn còn rất có ý nghĩa! Thật thấm thía với câu “Enjoy your life while you can” ( Hãy thưởng thức cuộc sống khi bạn còn có thể).

Ðặc biệt là hôm tham dự buổi triển lãm ở Bowers Museum, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi biết rằng toàn bộ những tác phẩm được triển lãm đều là những “công trình sáng tạo nghệ thuật” của giới cao niên thuộc Orange County (trong đó giới cao niên Việt Nam chiếm đa số). Từ những bức tranh vẽ chân dung, tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh cắt dán, tới những tác phẩm tạo hình (Mix Media) bằng những vật liệu khác nhau... Mỗi tác phẩm đều mang một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa và một tâm nguyện khác nhau của tác giả. Tôi thật thích thú khi nhìn ngắm những chiếc nón lá duyên dáng Việt Nam, đã được bàn tay sáng tạo của các chị phủ lên trên chúng những bức tranh đầy màu sắc: từ những vườn hoa Xuân miền Nam với những cành mai vàng nở rộ, tới những đóa hoa Pensse tím một trời thương nhớ Ðà Lạt năm nao, rồi những hình thể đủ sắc màu gợi nhớ những hình ảnh đẹp đẽ ngày xưa nơi quê nhà... Thật là tuyệt diệu và xúc động khiến một anh bạn đã “tức cảnh sinh tình” làm ngay một bài thơ về nón lá để hồi tưởng lại một thời tuổi trẻ thanh xuân:

“Vành tròn, chóp nhọn, trắng như ngà
Ðội nghiêng nghiêng chút: Dáng kiêu sa
Ôm ngang trước ngực: Trông e ấp
Cầm thả lơi lơi: Ðẹp thướt tha”

Cuộc triển lãm này là một trong những hoạt động của Bowers Museum dành cho giới cao niên. Họ gửi chuyên viên xuống các cộng đồng mở những lớp học nghệ thuật (Art). Lớp học được cung cấp đầy đủ các phương tiện và vật dụng để học viên có thể thực hành ngay tại lớp. Tất cả đều free! Ðúng là xứ Mỹ có khác, không phải chỉ có trẻ con mới được chăm sóc chu đáo, mà giới cao niên cũng được quan tâm đầy đủ từ y tế tới tiền già và ngay cả những nhu cầu tinh thần cũng được chăm lo đầy đủ. Tất cả nhằm tạo cho giới cao niên luôn có cuộc sống vui khỏe, yêu đời lạc quan! Quả thật nước Mỹ là “Thiên Ðàng hạ giới,” mà là thiên đàng thật chứ không phải như “thiên đàng bánh vẽ” của cộng sản. Tôi đau lòng khi nhớ tới cảnh các cụ già ở “thiên đàng XHCNVN” hàng ngày vẫn phải còng lưng lê gót trên các hè phố kiếm từng xu để lo kế sinh nhai vì không hề được nhà nước quan tâm! Miếng ăn còn chưa có, nói chi đến nhu cầu tinh thần...! Trong khi ở Mỹ, một số vị cao niên mới qua, ghi danh học ESL ở College vừa học tiếng Anh để mở mang kiến thức hội nhập nước Mỹ, vừa có tiền (khoảng hơn 3000$ cho một mùa học, chừng 4 tháng) Một chị kể: “Bây giờ mình già rồi, chịu khó đi học ESL cho tiếng Anh mau tiến bộ, quan trọng là được tiền, có thể giúp đỡ chút ít cho con cháu bên Việt Nam, chứ bên đó đi làm kiếm đồng tiền khó khăn lắm! Lúc này college lại mở một số lớp tiếng Việt, nên cũng dễ dàng hơn! Tui thấy qua Mỹ sướng thiệt, vừa được đi học, vừa có tiền, vô quốc tịch rồi có tiền già, có medical đủ thứ... khỏe re, khỏi lo lắng gì hết!”

Ngoài ra, đối với giới cao niên “sức khỏe là vàng,” là ưu tiên hàng đầu, nên trong cộng đồng phong trào thể dục thể thao nở rộ với nhiều hình thức khác nhau, giới cao niên tha hồ lựa chọn cái nào thích hợp với mình. Từ những lớp Càn Khôn Thập Linh của nhóm Thầy Hằng Trường, tới các lớp Tài Chi Khí Công ở võ đường Hapkido, những lớp Dancing Exercises ở các TT Cao niên, Horizons, rồi lớp Gậy Dưỡng Sinh ở T.T. Công Giáo, lớp Hoàn Nhiên Khí Công ở Phước Lộc Thọ... Lớp Thiền của nhóm Mắt Thương Nhìn Ðời. Thật không thể nhớ hết có bao nhiêu lớp học miễn phí đã mở ra để giúp giới cao niên sống vui, sống khỏe, sống với tâm bình an. Nhiều chị mê tập thể dục nên chạy từ lớp này qua lớp khác như “ca sĩ chạy show,” vì mỗi lớp có cái hay và lợi ích riêng! Gặp nhau thường xuyên ở các lớp tạo thành một nhóm bạn chia sẻ buồn vui, tin tức bổ ích cho sức khỏe, cho tâm linh... Bên cạnh đó ai mê ca hát thì ghi danh học những lớp thanh nhạc rồi lâu lâu tổ chức những buổi “hát cho nhau nghe” thành thử “đời vẫn đẹp sao!”

Không chỉ biết Nhận, giới cao niên cũng biết Cho, nên một trong những niềm vui của giới cao niên là đi làm volunteer và từ thiện. Tôi thường bắt gặp rất nhiều anh chị sau khi về hưu tham gia các công tác volunteer như nấu và phát thức ăn cho người homeless, thăm các nhà dưỡng lão, thăm các trẻ em trong các trại giáo huấn. Các bạn đã dùng thời gian của mình cho có ích, để hưởng được “niềm vui cho đi” vì “hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn” (Ðức ÐLLMa).

Ngoài ra tham gia công tác từ thiện cũng là niềm đam mê của một số anh chị, nhất là giúp đỡ những người bệnh tật (cùi, mù lòa...) những trẻ em côi cút, những người già neo đơn, những mảnh đời khốn khó bất hạnh ở quê nhà như Hội Bạn Người Cùi, Hội Bạn Người Nghèo... điển hình như chú Phan, đã gần 80 tuổi nhưng vẫn hăng hái hoạt động cho HBNN, có khi một năm, chú ngược xuôi về Việt Nam đôi ba lần để giúp đỡ những cảnh đời bi thương, có lẽ chú cảm thấy quỹ thời gian của mình không còn nhiều nữa nên “vội vàng thêm những lúc yêu người,” chú đã lấy việc giúp người làm niềm vui lúc tuổi xế chiều. Thật đáng trân quý thay!

Bên cạnh đó với thời đại @ ngày nay, nhiều lớp học vi tính được mở ra để hướng dẫn quý vị cao niên có thể lên mạng mỗi ngày đọc tin tức khắp nơi trên thế giới, nghe nhạc, nghe kinh, gửi email cho bạn bè, con cháu nơi xa xôi hay ở quê nhà, gửi hình ảnh, chuyển tiếp những bài viết hay, những điều bổ ích cho sức khỏe, cho tâm linh... Tiên phong trong lãnh vực này là nhóm thầy Kevin, rồi đến hội Ái Hữu Chu Văn An, Trung Tâm Công Giáo... Ngày xưa người ta đi làm công tác xóa nạn mù chữ, ngày nay chúng tôi đi làm công tác xóa mù vi tính. Trong một lớp vi tính căn bản, thật vui khi nghe một vị cao niên cười rạng rỡ thích thú nói:

“Ôi! đúng là một chân trời mới được mở ra, bao nhiêu là tin tức thế giới, bao nhiêu là cái hay, cái đẹp, mình đều có thể tiếp cận được qua chiếc computer nhỏ bé này! Mình có thể email liên lạc được với bạn bè người thân khắp nơi, thế giới như thu nhỏ lại! Cuộc sống thật tuyệt vời!

Nhìn ánh mắt nụ cười đó, với mái tóc bạc phơ, tôi thấy “đời bỗng dưng vui” vì đúng là:

“Từng giọt, từng giọt thiện
Thức dậy những niềm vui”

Từ nay người cao niên sẽ không còn lo lắng “Sáng mai thức giấc, nhìn quanh một mình,” vì chỉ cần bật nút computer lên là cả thế giới tươi vui đang cùng chào đón một ngày mới với bạn.

Bên cạnh đó, nếu các bạn muốn hướng về đời sống tâm linh nhiều hơn, sống tĩnh lặng và buông xả hơn thì trong vùng Orange county có rất nhiều nhà thờ Việt Nam, chùa Việt Nam, hãy đến đó tham dự các khóa tĩnh tâm hay các lớp Thiền để sống tâm bình an hơn.

Xin tạ ơn đời, xin cám ơn nước Mỹ, quê hương thứ hai này đã cho lứa “tuổi thu phai” chúng tôi có môi trường sống vui, khỏe và an nhiên tự tại, khi tuổi đã bắt đầu đi về phía bên kia chân đồi. Vì “khi tâm bạn an nhiên, bạn đang ở trong mùa đẹp nhất đời người.”

Mùa Thu California 2013



TIẾNG HÁT SĨ PHÚ

TIẾNG HÁT SĨ PHÚ




CÔ LÁNG GIỀNG


MỘT BUỔI SÁNG CUỐI THU

MỘT BUỔI SÁNG CUỐI THU

Đã cuối thu rồi đấy phải không? Từng chiếc lá vàng lần lượt rơi rụng trong gió thu .
Ngoài kia , gió vẫn hơi lành lạnh trong nắng vàng rực rỡ. 
Một chút xao xuyến  khi nhớ về kỷ niệm . Một chút bâng khuâng khi nghĩ đến những người thân , gia đình , bạn bè , học trò . 



Ngày của những người Thầy, người Cô đã qua...Những lời chúc tốt đẹp nhất của những cô cậu học trò trên trang net , qua điện thoại đã làm tôi vui và hạnh phúc.  Món quà tuyệt vời mà các em đã gửi đến tôi là  lòng bác ái , lòng thương người như thể thương thân . Những bông hoa các em  dành cho Thầy Cô hàng năm đã được chuyển đến cho người dân Phi Luật Tân đang gặp rất nhiều khó khăn do trận bão Haiyan . Cám ơn các em , những học sinh thân yêu của tôi . Các em đã trưởng thành , các em đã thành đạt và các em đã là niềm tự hào và hãnh diện của tôi.

Cô ơi, 
Hoa mừng Ngày Nhà Giáo 20/11 của Cô, Cô Oanh, Thầy Điều
và Cô Ngoan năm nay được chuyển thành quà cứu đói cho 
cho nạn nhân của trận bão lụt Haiyan bên Philippines rồi Cô ạ.

  Một tách trà nóng bên cạnh người thương đủ làm lòng tôi ấm áp . Hình ảnh của các bạn tôi trong những cuộc hội ngộ " 50 năm tình bạn" đang hiện ra trên màn hình của chiếc TV trong tiếng hát" Trưng Vương khung cửa mùa thu". Những kỷ niệm như được gợi lại trong tâm khảm . Tôi biết rõ là tôi hạnh phúc. Một tiếng reng và một lời hẹn : " Phương Lan ơi , lát nữa Hương và ông xã sẽ ghé thăm Lan nhe" . Hạnh phúc là đây . Bèn gọi ngay Hồng Phúc và hẹn sẽ ghé bạn . Bạn tôi mới làm cataract ngày hôm kia  ...hình như đó cũng là một dấu hiệu của tuổi cao niên thì phải ? Chúng ta đang bước vào tuổi thu phai rồi đó các bạn ơi .

Hai bạn Hương và Sơn đến làm ấm thêm căn phòng của tôi . Những thăm hỏi, những câu chuyện về bạn bè..., những hình ảnh sẽ là những kỷ niệm của mai sau.


Ngoài hiên, những giọt nắng vàng lung linh xen qua kẽ lá của giàn hoa vàng mỗi độ thu sang . Cũng phải có duyên chúng tôi mới bên nhau dưới giàn hoa ấy. Giàn hoa vàng rực rỡ trong tình bạn thắm đượm của TV 69.


Chúng tôi trực chỉ nhà Hồng Phúc. Bạn chào đón chúng tôi với  sự niềm nở của buổi gặp đầu tiên với Hương . Những nụ cười rạng rỡ của tình bạn dường như làm chúng tôi trẻ hơn.

Vẫn góc phòng quen thuộc , vẫn chiếc ghế salon này , vẫn những đóa hoa đẹp này làm nền cho những tấm hình lịch sử , nơi  TV 69 chúng tôi đã ghi lại bao nhiêu kỷ niệm của bao lần hội ngộ , Các bạn TV 69 đến nhà Hồng Phúc , ai cũng muốn  được làm người mẫu ở góc phòng dễ thương này. Và bạn Hương của chúng tôi cũng vậy. Anh Sơn , phó nhòm đã cho ba đứa chúng tôi một tấm hình thật đẹp. Cám ơn anh nhé.

Chúng tôi cùng uống trà,  cùng chuyện trò , cùng ăn bánh flan thật ngon của Hồng Phúc. Bạn tôi lúc nào cũng thật chu đáo tiếp đãi các bạn TV 69 . Cuộc hội ngộ tuy ngắn ngủi nhưng đã là một niềm vui và hạnh phúc của chúng tôi trong một buổi sáng cuối thu . Bạn Hương đã tươi hơn , tròn hơn và chịu cười nhiều hơn . Bạn đang hạnh phúc bên gia đình đó Hương ạ. 



Phương Lan HB 6:55PM 11/24/2013


Saturday, November 23, 2013

NIỀM VUI TỪ MỘT GIỌNG NÓI....

NIỀM VUI TỪ MỘT GIỌNG NÓI...

Một tuần đã trôi qua , cuộc nói chuyện giữa tôi và một cô bạn thời Trung học vẫn còn nguyên trong tâm khảm. Tiếng nói, tiếng cười của bạn đã để lại trong tôi nhiều niềm vui và hạnh phúc. Tiếng nói  rõ ràng , nhiều âm vang chứng tỏ bạn tôi rất mạnh khỏe, tiếng cười trong trẻo thật hồn nhiên như trẻ thơ cho tôi biết tâm bạn rất an.


Hình như đã lâu lắm rồi chúng tôi chưa có dịp nói chuyện với nhau, thế mà bạn tôi đã biết tin tức về tôi, biết tôi đang bước thấp, bước cao.  Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh về từng người bạn thời Trung học, thời chúng tôi cùng học chung dưới mái trường Trưng Vương , cùng chung một lớp...Bao nhiêu kỷ niệm của một thời hoa mộng đã được ôn lại trong câu chuyện của chúng tôi. 
 Bạn tôi có một trí nhớ thật tuyệt vời, hễ tôi mới nhắc đến tên một bạn nào đó thì bạn tôi đã mau mắn trả lời , có phải bạn ấy là...họ tên được nêu ra đầy đủ , kể cả nơi ở của các bạn , bạn tôi cũng kể ra vanh vách..

Các tên của các bạn, Hồng Hạnh, Kim Anh, Nội, Phương Nga, Nga ( ngỗng), Tuyết Mai, Oanh Đặng, Tuyết, Kim Hưng , Thanh Tịnh, Việt Hải ,Mai Nguyễn , Mai Trần....đã được nhắc đến trong câu chuyện của chúng tôi. Bao nhiêu kỷ niệm lần lượt hiện về , những ngày tháng cũ được nói đến trong tiếng cười của hai đứa chúng tôi . Một niềm vui đến khá bất ngờ ...Và đó là hạnh phúc.

Cũng 44 năm rồi mình mới có dịp nói chuyện với nhau , bạn nhỉ? Bạn tôi mau mắn nói ngay - mới có 23 năm thôi -  từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, bạn tôi kể lại thật chi tiết cuộc gặp gỡ giữa bạn với Kim Thinh và tôi tại chùa Vĩnh Nghiêm trong những năm 1990, khi chúng tôi đến viếng một chị đồng nghiệp cùng dạy Marie Curie với chúng tôi. Chị ấy lại là chị của bạn tôi. Thật khâm phục trí nhớ của bạn tôi quá.

Điều thú vị nhất mà tôi cảm nhận được là sự thân thiết trong tình bạn của chúng tôi . Cũng 23 năm rồi , bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, bao nhiêu cuộc bể dâu...thế mà trong cách xưng hô của bạn tôi sao mà gần gũi và thân mật quá...    
      -Mày có nhớ bạn đó không ? bạn ...bây giờ đang ở đâu?
      - Tao đang sống với mẹ già và hai đứa em.

Câu chuyện của chúng tôi cứ kéo dài từ chuyện này sang chuyện khác, những thăm hỏi về nhau, những hỏi thăm về bạn bè xen lẫn với những tràng cười thật hồn nhiên , hình như ít khi tôi được cười một cách thoải mái như thế.

Cuối cùng tôi cũng biết được ít nhiều về bạn tôi , một cô Bắc kỳ nho nhỏ, bởi vì bạn tôi hơi thấp và chỉ cân nặng có 80lbs ( vài năm trước chỉ có 72 lbs), tâm luôn an lạc nuôi mẹ già tuổi thọ 100 , với hai người em. Bạn tôi đang sống ở Oakland .Bạn tôi không lái xe, ít khi ra ngoài, không sử dụng vi tính  . " Tao nhà quê quá , phải không?", bạn tôi đã hỏi tôi như thế.

Các bạn có đoán được bạn ấy là ai chưa? 
Xin thưa với các bạn, bạn ấy  chính là Hồ Thanh Hương, cô bạn be bé , xinh xinh của lớp Đệ Nhất AP 1 đó. Bạn của chúng mình đây nè:

Thanh Hương ngồi sau Nội
Thân chuyển đến các bạn số phone của  Thanh Hương:
 510 434 0914

Xin được cám ơn hai bạn Đỗ Lệ Nga và Phạm thị Hương đã tìm ra bạn Thanh Hương để Trưng Vương của chúng mình có thêm niềm vui.

PHƯƠNG LAN HB 9:20 PM Nov.23,2013.

Thursday, November 21, 2013

CHÚC MỪNG BÀ NỘI

CHÚC MỪNG BÀ NỘI

Trưng Vương 62-69 hân hoan chào đón hai cháu :

1.Cháu Lê Minh Đức , cháu nội của bà Kim Thinh



2. Cháu Joy Ái Mỹ Nguyễn Phạm, cháu nội của bà Phạm t Hương


Các bà trẻ của Trưng Vương 62-69 thương chúc hai cháu ăn no, chóng lớn 
Chúc mừng , chúc mừng hai bà nội Hương, Thinh có thêm niềm vui tuy cũng hơi bận rộn.




Tuesday, November 19, 2013

BÀI THƠ ĐÔI DÉP

BÀI THƠ ĐÔI DÉP
Nguyễn Trung Kiên



Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nổi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết th

 Hai chiếc dép kia gặp nhau tự 
  Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

               Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
                                                 Cùng chia xẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
 Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
 
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
                                                  Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

              Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
                                                      Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
                                                   Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

                                                Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
                                                Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung


                                                  Hai mảnh đời thầm lặng bước song song

                                                       Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc

Chỉ còn một là không còn gì hết

Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia.
NGUYỄN TRUNG KIÊN
 

Sunday, November 17, 2013

TẢN MẠN VỀ MÙA THU

TẢN MẠN VỀ MÙA THU

alt

Mùa thu, mùa của lãng mạn và trữ tình.
Mùa thu  là nguồn cảm hứng bất tận của bao nhiêu nhà thơ và nhạc sĩ. Biết bao nhiêu bài thơ , bài hát viết về mùa thu thật hay.
Mùa thu, với những chiếc lá vàng bay trong gió, những chiếc lá vàng vương trên lối đi, những chiếc lá vàng xào xạc với bước chân ai ...

Một buổi sáng nào đó, khí trời lành lạnh, chợt nhủ " Ô hay ! thu đã đến rồi sao?
Trong một thoáng , chợt nhớ đến vài câu thơ đã đọc và còn nhớ...

Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi !Thu mênh mông
                             ( Tỳ bà - Bích Khê)

Xuân Diệu reo vui , chào đón mùa thu:

Đây mùa thu tới, mùa thu tới,
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hãy cũng nghe Nguyễn Bính " bắt gặp mùa thu":

Xơ xác hồ sen đã tàn hương
Bên song hoa lựu cũng phai hương
 Sớm mai lá úa rơi từng trận
Bắt gặp mùa thu khắp nẻo đường

Tiếng thu trong thơ Xuân Quỳnh mang đến chút bâng khuâng ...

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá.

Bỗng nhớ lại một bài thơ hồi còn nhỏ, không  nhớ tác giả là ai, một bài thơ thật nhẹ nhàng, dễ thương làm sao!

Cứ mỗi độ thu sang
Hoa cúc lại nở vàng
Ngoài vườn hoa thơm ngát
Ong bướm bay rộn ràng
              
                    Em cắp sách đến trường
                    Nắng tươi trải trên đường
                    Trời cao xanh gió mát
                    Đẹp thay lúc thu sang




 Một thời làm học trò với " mắt sáng, môi tươi", " có tâm sự đi nói cùng cây cỏ', làm sao có thể quên được đoạn văn với chất thơ bàng bạc của nhà văn Thanh Tịnh, một đoạn văn mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng.


"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học."

"Trưng Vương, khung cửa mùa thu", tên một bài hát đã gắn liền với ngôi trường thân mến của chúng tôi .Mùa thu gợi nhớ đến ngôi trường  yêu dấu mà chúng tôi đã cùng học, cùng trò chuyện, cùng chơi đùa suốt 7 năm học. Ngôi trường Trưng Vương thân yêu của chúng tôi nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm , với hai hàng me êm đềm , thơ mộng, dưới gốc cây đó biết bao chàng trai trẻ từ Chu văn An, Võ Trường Toản đã từng đứng chờ, mắt ngó theo nhừng tà áo trắng thướt tha vào những lần tan học. 



.

Mùa thu đẹp, thơ mộng, trữ tình. Mùa thu với những chiếc lá vàng bay trong gió gợi trong lòng chút bâng khuâng, xao xuyến . Mùa thu còn để lại một nỗi buồn man mác...

    Tháng mười, tháng mười đến
    Mùa thu , mùa thu qua
    Cúc vàng, cúc vàng héo
    Anh xa, anh xa...xa
   ( Tháng mười hoa cúc - Trần Mộng Tú)



Phương Lan HB 8:05PM 11/17/2013

NIGHTVISION Kim Hưng sưu tầm

NIGHTVISION
Nightvision is a celebration of the brilliance and diversity of architecture found across Europe. Over the course of three months I journeyed with a friend through 36 cities in 21 countries with the ambition of capturing some of the greatest European structures in a new and unique way. Comprised of thousands of carefully taken photographs, strung together and stabilized in post-production, Nightvision aims to inspire appreciation for these man-made landmarks.

Nightvision would not have been possible without my Kickstarter backers, the support of the American University of Paris community, everyone who helped along the way, and of course, those who designed and built these architectural masterpieces.
Director : Luke Shepard

AD : Henry Farrow Miller

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một clip đặc biệt về những kiến trúc trứ danh tại Âu Châu.
Để thực hiện clip này Luke Shepard đã tốn 3 tháng trời đi quanh 36 thành phố của 21 quốc gia và cậm cụi chụp hằng ngàn tấm ảnh, để rồi sau đó tỉ mỉ nối ghép thành clip tuyệt vời này cho chúng ta thưởng ngoạn miễn phí chỉ trong vòng 3 phút 37 giây mà thôi.
Chỉ có những nghệ sĩ mới thực hiện được những tác phẫm như vầy, xin cảm ơn tác giả và các phụ tá của Ông thật nhiều...
Thân mời các bạn cùng thưởng thức.

NIGHTVISION http://vimeo.com/71501596






GÌA VÔ SỰ ẤY LÀ TIÊN

 Già vô sự ấy là tiên
 

 
"Già vô sự ấy là tiên", tuy chỉ có mấy chữ mà không phải ai cũng quan tâm đến nó, thực hành nổi nó. Không kể khi chúng ta còn sống tại Việt Nam trong cái nền "kinh tế xã nghĩa" lẽ dĩ nhiên phải nhập gia tùy tục: Đói đầu gối phải bò, phải đi bán vé số, phải gánh hàng rong đi bán xôi chè, bán tầu hủ, bán bánh canh...có cụ còn có sáng kiến mang cái cân ra trước cửa bưu điện Sàigòn để kiếm chút cháo nhờ những người no cơm ấm áo...
Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp carte d' or: nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.

Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Đêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Đời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày. Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay đoàn thể vô vị lợi... vô thì dễ ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm. Hãy có độ một hai người bạn thân có thể chút lòng, năm ba người bạn có thể tán dóc, nói chuyện bù khú, khi uống cà phê, còn vô số bạn gặp nhau có thể bắt tay, nói vài ba câu chuyện xã giao... Tuyệt đối đừng mua thù chuốc oán, đến mức gặp nhau không muốn nhìn mặt thì khổ lắm. Giận người không biết người có khổ hay không nhưng chính bản thân mình, lòng mình cũng nóng như lửa đốt. Biết thân mình chưa tu đắc đạo đến mức mọi sự đời đều để ngoài tai, tâm không bị nhiễu, thì nên tránh những chỗ dễ gây cho mình cảm giác khó chịu. Biết mình nghèo, mình dốt thì chớ đến nơi tụ họp của những người quyền quí, học rộng tài cao, họ coi người như rác... Đừng có ảo tưởng được chơi với họ ta sẽ thơm lây mà bé cái nhầm, hãnh diện vừa tới cái nhục theo sát bên ngay. Hãy kính nhi viễn chi với quí vị làm lớn từ ngày xửa ngày xưa, sang đây chỉ chuyên nói về dĩ vãng: Thời xưa tao bỏ tù thằng này thằng nọ, hắn trước là sĩ quan tùy viên của “moa” (fr: moi), cứ làm như mọi việc đều dừng lại không có gì thay đổi...

Đừng lệ thuộc vào bất cứ ai kể cả vợ con mình, đừng để khi họ cười ta mới thấy vui, họ nhăn ta lại thấy khổ, thì khi nào có cuộc sống hạnh phúc được. Sống chung trong gia đình, mỗi ngưới một tính, một tật, nếu ta chấp nhận tính tình của mỗi người là như vậy thì sẽ thoải mái, không cảm thấy khó chịu hay vướng bận. Ta không thể nào bắt người khác phải thay đổi tính tình theo ý ta nếu họ không muốn. Hãy biết phân công rõ ràng công việc nhà: bà nấu ăn tôi rửa bát, bà đi chợ tôi nấu cơm, bà lau nhà tôi đổ rác, bà nhặt rau tôi giặt quần áo, việc ai ấy làm, làm một cách chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, không dẫm chân vào nhau, không làm mất thì giờ vô ích của nhau. Bà thích la cà ở chợ hàng tiếng đồng hồ chỉ để mua có vài mớ rau, mấy bìa đậu thì đừng buộc tôi phải tháp tùng, rồi ngồi ngoài chầu chực. Trong khi tôi lại thích vào Internet nghe tin tức năm châu bốn biển, xem đủ loại báo chí trên hoàn vũ, xem chuyện lạ bốn phương.
Không nên tùy thuộc nơi kẻ khác để tạo hạnh phúc cho mình. Những ai còn trông chờ người ta ban bố cho mình những thỏa mãn trong đời sống còn tồi tệ hơn kẻ ăn xin quì lạy, kêu gào van lơn từng bát cơm chén cháo.

Hãy chia thời giờ trong một ngày cho có khoa học: Sáng dậy tập thể dục độ một tiếng đồng hồ cho bay hết đau mình nhức xương, máu huyết lưu thông, nhớ đừng quên tập “Dịch cân kinh”, vẩy tay trên ngàn cái bệnh chướng sẽ tiêu trừ. Đừng tập vội vội vàng vàng, tập nhanh, tập ẩu cho hết giờ qui định thì cái sướng nó giảm đi phân nửa. Hãy từ tốn mà tập, coi như tập xong cũng không có việc gì phải làm tiếp, cứ nhẩn nha mà tập, mình đâu có việc gì mà vội, hôm nào chả là ngày nghỉ cuối tuần. Lúc tập chỉ chú tâm vào tập, lúc này coi tập thể dục là quan trọng nhất trong cuộc đời mình, đừng vừa tập vừa nghĩ tập xong để còn giặt quần áo, để gọi phôn cho ông nọ bà kia, thì hiệu quả của việc tập cũng bị giảm. Tập hàng ngày, tập cho nó thành thói quen, không tập không chịu được, tập thiếu đô cũng không thỏa mái, thế là đã đi vào nề nếp đấy.
Tập xong ngồi vào bàn nhẩn nha ăn điểm tâm, uống ly cà phê cho tỉnh người. Rồi rút vào “phòng tin tức” lên mạng lưới, đừng để bị bệnh “ dot.com” nó hành. Phải có thời khóa biểu: thứ hai nghe BBC, đọc báo Người Việt, thứ ba VOA, đọc Việt báo, thứ tư nghe RFI đọc báo Hà Nội v.v...Trừ khi nào bạn bè cho hay có tin lạ, có tin hay tại đài nào đó thì du di chút đỉnh. Hôm nào lại có hứng viết một vài trang thì cứ việc “gõ” trên phím. Già rồi đừng buộc mình phải viết bài này cho đúng hạn, viết quyển sách kia cho kịp ngày... thì đáng lẽ là thú vui nó lại thành cái ách. Danh giá gì đến lượt mình, hãnh diện gì cái tuổi mình, cái tuổi cúp bình thiếc, lại mắc cái bệnh “Chung Vô Diệm”, làm thằng đàn ông dù già đi nữa mà mắc cái bệnh này rồi thì là đồ bỏ, vênh vang cái mặt làm gì cho tủi mặt trượng phu!

Dù mùa đông lạnh buốt, mùa hè mát mẻ, mùa thu mưa dầm... mỗi ngày nên đi bộ ra ngoài hai tiếng: Mùa hè trời đẹp đeo cái túi vải trong đựng quyển sách mỏng, đừng đem sách dày như cuốn tự điển đeo nặng vai mất thú, nhớ mang theo chai nước suối loại 500 ml để uống, độ mươi lăm phút làm một ngụm, nó có tác dụng trị táo bón một cách thần kỳ. Rồi đi bộ thong thả ra cái công viên nào gần nhà nhất, đi bộ quanh vườn độ một vòng, lúc mỏi ngồi xuống ghế đá, dựa lưng cho đỡ mỏi, rút quyển sách ra đọc từ từ chả việc gì phải vội, nhớ được đến đâu hay đến đó, có ý nào hay nhớ ghi ngay vào trang cuối của sách, sau đỡ phải tìm tới tìm lui, vỗ đầu vỗ trán. Đọc mỏi mắt lại đi, vừa đi quanh cái hồ vừa ngắm cảnh nhìn mấy con vịt bơi từng nhóm, từng nhóm vài ba con một trên mặt hồ rộng mênh mông, bơi một cách khoan thai, bơi để mà bơi đâu cần tới đích sao mà thanh thản thế, nhìn mặt hồ tĩnh lặng cũng khiến cho tâm mình an lạc.

 Ngắm cái bồn nước giữa hồ, có mấy chục vòi nước phun luôn luôn đổi dạng: lúc vút lên như muốn ngang với tầm cao của mấy cây cổ thụ mọc ven bờ hồ nhưng không đạt; có lúc tất cả các vòi ngưng lại để dồn sức cho một vòi độc nhất vọt thật mạnh muốn đụng tới mây xanh, những hôm gió mạnh ngồi trên bờ hồ vẫn hưởng được vài hạt nước nhỏ li ti bắn vô mặt, hít vào được một chút hơi nước mát dịu giúp cho nhiệt độ hạ đi; lúc đồng loạt hạ xuống thấp tỏa ra như cái hoa sen những tia nước nhỏ lóng la lóng lánh như phun những sợi bạc, hàng chục kiểu khác nhau trông thực vui mắt, lòng cũng thêm phấn khởi hơn, vui hơn, mắt bớt mỏi rồi lại đọc. Cứ đọc như vậy nay một chút mai một chút sách nào cũng được miễn là hợp với ý thích của mình, đừng có miễn cưỡng phải đọc cho được sách của triết gia này triết gia nọ đang nổi tiếng như cồn. Đọc theo cái kiểu đọc sách của Lâm Ngữ Đường: nhiều suối góp lại thành sông, rồi sông sẽ chảy ra biển... có hiệu quả vô cùng. Nhưng cái tật của người lớn tuổi thích đọc truyện xưa để đối chiếu với ngày nay. Khi già rồi ít tiếp cận với thực tế sôi động, nhìn tương lai thì mắt đã mờ, họa chăng mắt mình sáng lại khi nhìn dĩ vãng. Đọc đến một lúc nào đó sẽ nảy ra ý phải cầm bút viết về vấn này, không viết không chịu được, không viết nó ấm ức trong lòng, viết được coi như giải tỏa, cũng như ăn vào thì phải tiêu ra, khoái lắm! Thành ra cái thời gian đọc sách thời gian suy nghĩ vấn đề càng dài, càng chín, thì lúc cầm bút càng dễ dàng bấy nhiêu. Nên chớ có bị xúi dại mà nhận lời viết định kỳ cho một tờ báo nào hay thuyết trình một vấn đề mà mình không thích cho một tổ chức nào, nhận rồi lo ngay ngáy, tâm mất cả an.

Đi một park phong cảnh không thay đổi cũng dễ chán, thì lấy bus đi park xa hơn, tại đất Montréal này thiếu gì park, lớn có nhỏ có, xa có gần có. Có những Park cách xa thành phố cả nửa giờ xe, lại gần bên bờ sông gió thổi y như nhà quê vậy, đi về thấy nhẹ cả con người.
Mùa đông ngày mưa cũng đừng có ngại đi ra ngoài, chỉ cần ngại một lần, cái lười nó đến ngay lập tức. Nhớ mua vé bus hàng tháng có nửa giá tiền cũng thêm một động lực thúc mình ra ngoài vì đã mua thì phải dùng chẳng nhẽ để vé mốc. Tập cho có thói quen ngày nào không ra khỏi nhà một lần coi như có cái gì thiêu thiếu. Những ngày xấu trời chớ cậy sức khỏe mà đi hàng mấy cây số dưới tuyết lạnh về đau vợ con nó cằn nhằn. Đi bộ một quãng xa gần tùy lực rồi chui vào Métro là an toàn trên xa lộ. Rồi hôm nay chọn khu này để ngồi đọc sách, mai lựa khu khác, nay thư viện này mai thư viện khác. Có chịu khó đi mới thấy cái câu của cụ Nguyễn công Trứ:
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng….
là chí lý. Có những lâu đài lát đá hoa cương bóng lửng, ghế sa-lông bọc da sang như nhà triệu phú, ngồi vừa êm vừa ấm, thả mình trên ghế bành, ngả đầu thành ghế mà thưởng thức một áng văn hay, một truyện ngắn đặc sắc, mỏi mắt hãy nghỉ một chút, ngắm cái trần, cái cột vừa cao vừa to vừa trạm trổ đủ kiểu hoa văn đẹp ơi là đẹp, cái nền lâu đài rộng thênh thang soi thấy mặt. Nghĩ thương cho những nhà triệu phú giờ này đang lao vào kiểm soát sổ sách, họp hành bàn kế hoạch sẽ đầu tư vào nghành nào cho có lời nhất, đâu có thì giờ mà hưởng. Rốt cuộc họ xây cho những người biết hưởng! Họ là những người vớ được quyển sách ước, quyển sách này lạ lắm, ước gì cũng được nhưng có một cái lạ: khi anh ước có cái xe hơi đẹp thì nhà bên cạnh có cái xe đẹp hơn, khi ước có ăn nhà vừa đẹp vừa to thì nhà láng giềng lại có cái biệt thự to đẹp hơn nhà anh nhiều... Do đó mà đời anh không bao giờ sung sướng. Anh bèn không ước nữa!

Người biết hưởng là người có sức khỏe, chứ ốm nhề nhệ thì hưởng sao nổi; người biết hưởng là người biết đủ, biết đủ thì giầu, không biết đủ thì có bao nhiêu tiền cũng vẫn than nghèo, vì luôn sánh mình với người khác. Cái khó là làm sao biết đủ! Càng vui khi rủ được bạn tâm đầu ý hợp đi cùng, trưa đến bụng hơi cồn cào gọi tô phở, uống ly chocolat nóng cho ấm cái bụng cùng nhau bàn về cuốn sách viết về thiền của vị thiền sư nọ sao mà đạt thế, mình học bao nhiêu cũng không viết nổi ! tài ơi là tài, giỏi ơi là giỏi, có thể Ngài đã chứng đắc. Rồi hai bạn già suýt: Mình viết được vậy thì khoái nhỉ!

Đọc chán, ngồi chán lại đi, ở cái đất Montréal này biết bao nhiêu trung tâm buôn bán nằm sâu dưới lòng đất rộng thênh thang, chạy dài cả năm sáu cây số, một đường hầm nối liền đường Métro màu xanh với đường màu cam. Hồi mới sang không hiểu tại sao lại chôn các gian hàng tráng lệ to lớn này dưới lòng đất trong khi biết bao đất còn bỏ hoang tại hòn đảo này. Nay ở lâu mới hiểu: đó chính là thành phố của mùa đông, mùa đông bão tuyết đang hoành hành trên đường phố chỉ cần chui vào Métro thấy mùa xuân trở lại, đi dạo qua các trung tâm buôn bán lặn dưới các lâu đài, các dinh thự là thấy được cái phồn thịnh, cái nhộn nhịp của thế giới “âm ti” của người dân miền bắc cực. Dân vùng đất lạnh này là dân ăn nhậu đi đâu cũng thấy tiệm ăn, tiệm ăn lan tràn ở các trung tâm thương mại, đủ các món ăn: Tàu, Mỹ, Nhật, Hy lạp, Việt Nam, Pháp... Đủ hạng từ tay cầm giá vài ba đô cho đến vài chục tùy theo túi tiền của bạn, tùy theo khẩu vị của bạn, tùy theo sức chứa của bạn. Muốn ăn lúc nào tùy hứng từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Nhưng đừng mê quá quên cả điện thoại về nhà, để vợ con nó chờ, nó lo, nói đoán già đoán non: Bố lại đi với mấy cụ bạn tới cuộc hội thảo, hay lại tạt vào quán bia nào nhậu say quên cả đường về! Có ngon cũng đừng ăn phình căng bụng, nhất là buổi tối nó ấm ách, ngủ đâu có được. Bữa cơm về chiều nên ăn nhiều rau hơn thịt, bớt đi vài muỗng cơm cho cái bụng nhẹ nhàng, khi nằm thoải mái giấc ngủ đến liền kéo khò một giấc.

Mùa đông đi trong đường hầm, quên mẹ mùa đông lạnh cóng, quên luôn đường đang ngập tuyết dơ, quên cả cơn gió ào ào thổi từ miền Bắc cực đổ về khiến độ lạnh tăng thêm chục độ. Mùa Giáng sinh về ngoài trời thì khô héo, bầu trời thì xám xịt, tuyết đang xuống. Những bông tuyết non đầu mùa bay nhè nhẹ lửng lơ như ngại đáp xuống hạ giới. Có bông tan lửng trong không trung, có bông cố rơi xuống mui xe đang chạy cũng tan ra thành nước. Nhưng cái thành phố ngầm của chúng tôi trên “vòm trời” ngàn ánh sao tỏa sáng lung linh, mộng ơi là mộng... Lúc mình trồi lên trạm Métro ngồi đợi xe Bus đến, thấy tụi Tây, Đầm đi làm về mặt mày phờ phạc chạy vội chạy vàng cho kịp chuyến xe sắp lăn bánh, giống hệt như mình vài năm trước đây, sao mà họ khổ thế! Thì mới thấy được cái sung sướng của kẻ “già vô sự ấy là tiên”. Già thì phải sống vô sự, già không nên hữu sự. Béo bở gì chuốc lấy chữ lo vào mình, quyền lực gì với người chân đi đã hơi run run, cúi xuống hơi khó khăn, ăn không nổi hai chén cơm nhỏ, ngủ không đầy giấc, đêm đi tiểu vài lần. Danh giá gì với kẻ: kính đang ở trên sống mũi mà cứ đi tìm, rồi gắt nhặng lên: Tao vừa để cái kính đây không biết đứa nào lại cất đi nơi khác...

Lúc trẻ đọc những bộ sử thời xưa thấy Khương Thượng nhẫn nại chờ thời ngồi câu cá bên bờ sông Vị, đến lúc gặp Chu Văn Vương mới mang tài ra giúp nước, góp phần đánh đổ Trụ vương lập nên triều đại nhà Chu, danh còn lưu lại. Kẻ này khâm phục! Nhưng thử hỏi ở đời này mấy khi anh hùng gặp được minh quân để thi thố tài năng mà thường đời đa số lại gặp phường bá đạo dùng xong rồi giết, mà giết một cách tàn nhẫn giết cả ba họ giết tuyệt giống không còn một người trông coi từ đường, hương khói. Nên câu già vô sự vẫn là câu gối đầu giường cho kẻ đã gần thất thập. Tôi đã thấy hai anh em ông chủ nhà hàng Waldman chuyên bán cá, cửa hàng to lớn, khách hàng lui tới mua bán tập nập. Hai anh em nhà ông cứ bò mình trên két thu tiền, thở không ra hơi, có hôm tôi bắt gặp ngồi ngủ gà ngủ gật ngay tại két. Tôi cứ tự nhủ đồng tiền là gì mà sao nó hấp dẫn con người quá vậy, bao giờ thì hai cụ mới chịu về hưu an hưởng tuổi già, hay là làm cho đến lúc chết. Mà họ làm cho đến khi chết thật: tôi thấy lâu ngày vắng bóng một cụ, hỏi ra mới biết cụ đã qui tiên cách đây vài tuần. Cụ em thấy anh mình đi sang bên kia thế giới chẳng mang được cái gì theo, mà bỏ lại nào xe hơi, nào nhà lầu, nào tiền bạc trong két, nào cổ phần trong các công ty... Nên cũng tỉnh ngộ sang lại cửa hàng, nghỉ được vài tháng cũng đi theo ông anh!

Có người khuyên già rồi nên tu, không nên khất lần khất lượt nữa, già không tu thì còn bao giờ mới tu. Thực ra thì lúc trẻ đã nên tu: vì tu là sửa, sửa cái sai, cái quấy của mình thì tu sớm chừng nào hay chừng ấy. Nhưng mình lúc trẻ đã chót ham đủ thứ nào danh nào lợi, nào sắc nào tài. Rồi còn thời cuộc nó cuốn mình bay theo cơn lốc dễ gì ngưng được, nên cùng đành chịu thân phận “nước trôi bèo dạt”. Nay già nghĩ lại phải tu, nhưng thói quen đâu dễ bỏ, làm sao ngồi với tư thế kiết già với cái lưng thẳng để tụng một thời kinh dài chừng hơn một tiếng, mà chân không tê, thắt lưng đừng để bị mỏi rồi chùng xuống, nhất là cái đầu giữ sao không suy nghĩ lăng xăng, ngồi tụng kinh mà cứ nghĩ về câu truyện vừa đọc, về bài sắp viết thì tán loạn rồi còn gì. Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm, không dễ đâu. Quí vị nào có đi chùa thì thấy ngay điều đó. Tôi đã gặp các vị bằng cấp đầy mình, thông minh tột đỉnh, chức tước không nhỏ, nghị lực không kém cũng vào sinh ra tử, cũng vượt lắm gian truân. Thế mà nay về già chỉ làm một công việc rất tầm thường là giữ tâm ít động trong một thời kinh mà làm không nổi!

Tôi cũng chưa làm nổi, nhưng chả nhẽ chịu thua, nên tôi nương theo cái thú ham đọc mà hướng về Phật bằng cách mỗi tối để ra một giờ đọc sách của các vị Bồ tát, Thiền sư, Hòa thượng và các bậc trí giả viết về Phật pháp. Cứ đọc từ từ, từ dễ đến khó, đọc hoài nay cũng vỡ ra đôi chút, cũng biết được cái sơ đẳng, cái căn bản của đạo. Cái chứng nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được là đọc các lời Phật dạy trước khi đi ngủ: dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Già ngủ được ấy là tiên.
Đi chùa, nhiều vị là đệ tử ruột của một vị chân tu nào đó, chỉ đi một chùa duy nhất là chùa của thầy mình, không bao giờ đi chùa khác. Tôi đi tới chùa chỉ biết lễ Phật, không chạy theo với bất cứ thầy nào, tôi không là đệ tử cưng của một thầy nào cả, chẳng thầy nào biết đến tên tôi. Tôi đi khắp các chùa, nhận thấy: mỗi chùa lên khóa lễ lại có nghi thức tụng niệm khác nhau, thời gian hành lễ dài ngắn khác nhau, và cái không khí sinh hoạt khác nhau. Có chùa ta có cái cảm tưởng đây là cái chùa của một làng, tất cả mọi người đến chùa đều quen biết nhau, chào hỏi nhau vui vẻ, nói chuyện vồn vã như những người cùng một họ. Có chùa ta lại nhận thấy cái tính chất thập phương của nó, ai đến cũng được chẳng ai để ý đến ai, lúc thọ trai mọi người xếp hàng bình đẳng. Có chùa vẫn giữ theo nghi thức cổ xưa: cúng vong thật kỹ, thật nghiêm trang kéo dài gần cả tiếng sau đó mới lên chính điện cúng Phật, khi thọ trai ngồi thành bàn sáu người một cỗ, gần như được ấn định trước ai ngồi với ai, ít khi thay đổi... Đi nhiều chùa có cái thú thay đổi không khí, chủ nhật này gặp một số bạn, chủ nhật sau số bạn khác, trao đổi chuyện trên trời dưới đất cũng có cái vui. Đi chùa luôn thành một thói quen, chủ nhật nào không đi cũng nhớ, thế là vào nếp.

Đối với gia đình: không can thiệp vào công việc của con cái, để chúng tự do thoải mái, chúng mới ở với mình. Chúng vui mình vui theo, chúng có chuyện buồn mình giữ im lặng.. Ngay cả vợ chồng cũng đừng va chạm vào sở thích của nhau. Chúng mình đã đồng cam cộng khổ, lao động hết mình, trải nhiều biến loạn, nuôi con cái trưởng thành, có nghề có nghiệp, có miếng cơm ăn. Nay được sống dưới một chế độ tôn trọng con người, hàng tháng cấp dưỡng cho một số tiền nhiều thì không nhiều nhưng đủ ăn để giữ được nhân phẩm, không phải nịnh ai để vay tiền, không phải nuốt nước miệng khi thấy người ta ăn miếng ngon. Thèm thuồng khi người ta có quần áo đẹp. Đừng có ghen tị, thấy người ta ở nhà to, vườn rộng, mà tưởng họ sống hạnh phúc hơn mình mà bé cái lầm. Sau khi cơm ăn áo mặc rồi, sướng hay khổ là do cái tâm, giầu hay nghèo là do biết đủ. Giầu bạc triệu mà thấy người ta có trăm triệu vẫn than mình nghèo. Phần lớn sinh viên đại học Harvard nói thẳng rằng: họ kiếm 50 ngàn một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn kiếm cả 100 ngàn trong khi bạn học khác kiếm 200 ngàn, mang theo cái tư tưởng ghen tị đó thì cả đời khổ! Người giầu có một lợi thế mà người nghèo không bì kịp là có tiền thừa dám đem bố thí, dám làm phúc nuôi các trẻ mồ côi, giúp các viện dưỡng lão... còn có tiền mà bo bo tích lũy gửi đầy ở ngân hàng, lấy thú vui ở đời là chương mục mỗi ngày mỗi tăng làm lẽ sống thì...!
Ta cứ khao khát tìm kiếm những gì mình chưa có vì tưởng mình nghèo, mà không biết hưởng những gì mình đang có:
-Ta đang còn sống, trên đời này quí nhất là sự sống.
-Ta có sức khỏe: ăn biết ngon, ngủ đẫy giấc.
-Ta không bị khuyết một căn nào trong lục căn. (1.Nhãn là mắt, dùng để nhìn. 2.Nhĩ là tai, dùng để nghe. 3.Tỷ là mũi, dùng để ngửi. 4.Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. 5.Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh. 6.Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.)
-Ta có tự do, không bị cái gì ràng buộc.
-Ta có đủ ăn đủ mặc, không bị đói rét.
-Ta có tình thương của gia đình và bè bạn.
-Ta có một vốn hiểu biết trung bình, để đọc hiểu sách.
Sống xấp xỉ thất thập mà có đủ sáu cái thú trên thì còn đòi hỏi gì thêm nữa cho mệt! đó chính là viên ngọc quí của cuộc đời, hãy biết mà vui hưởng! đừng than nữa, có được như vậy cũng là quá nhiều rồi, quá phúc đức rồi còn ham gì nữa, phải không các bạn?

"Già vô sự ấy là tiên", tuy chỉ có mấy chữ mà không phải ai cũng quan tâm đến nó, thực hành nổi nó. Không kể khi chúng ta còn sống tại Việt Nam trong cái nền "kinh tế xã nghĩa" lẽ dĩ nhiên phải nhập gia tùy tục: Đói đầu gối phải bò, phải đi bán vé số, phải gánh hàng rong đi bán xôi chè, bán tầu hủ, bán bánh canh...có cụ còn có sáng kiến mang cái cân ra trước cửa bưu điện Sàigòn để kiếm chút cháo nhờ những người no cơm ấm áo...

Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp carte d' or: nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.

Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Đêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Đời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày. Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay đoàn thể vô vị lợi... vô thì dễ ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm. 

Hãy có độ một hai người bạn thân có thể chút lòng, năm ba người bạn có thể tán dóc, nói chuyện bù khú, khi uống cà phê, còn vô số bạn gặp nhau có thể bắt tay, nói vài ba câu chuyện xã giao... Tuyệt đối đừng mua thù chuốc oán, đến mức gặp nhau không muốn nhìn mặt thì khổ lắm. Giận người không biết người có khổ hay không nhưng chính bản thân mình, lòng mình cũng nóng như lửa đốt. Biết thân mình chưa tu đắc đạo đến mức mọi sự đời đều để ngoài tai, tâm không bị nhiễu, thì nên tránh những chỗ dễ gây cho mình cảm giác khó chịu. Biết mình nghèo, mình dốt thì chớ đến nơi tụ họp của những người quyền quí, học rộng tài cao, họ coi người như rác... Đừng có ảo tưởng được chơi với họ ta sẽ thơm lây mà bé cái nhầm, hãnh diện vừa tới cái nhục theo sát bên ngay. Hãy kính nhi viễn chi với quí vị làm lớn từ ngày xửa ngày xưa, sang đây chỉ chuyên nói về dĩ vãng: Thời xưa tao bỏ tù thằng này thằng nọ, hắn trước là sĩ quan tùy viên của “moa” (fr: moi), cứ làm như mọi việc đều dừng lại không có gì thay đổi...

Đừng lệ thuộc vào bất cứ ai kể cả vợ con mình, đừng để khi họ cười ta mới thấy vui, họ nhăn ta lại thấy khổ, thì khi nào có cuộc sống hạnh phúc được. Sống chung trong gia đình, mỗi ngưới một tính, một tật, nếu ta chấp nhận tính tình của mỗi người là như vậy thì sẽ thoải mái, không cảm thấy khó chịu hay vướng bận. Ta không thể nào bắt người khác phải thay đổi tính tình theo ý ta nếu họ không muốn. Hãy biết phân công rõ ràng công việc nhà: bà nấu ăn tôi rửa bát, bà đi chợ tôi nấu cơm, bà lau nhà tôi đổ rác, bà nhặt rau tôi giặt quần áo, việc ai ấy làm, làm một cách chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, không dẫm chân vào nhau, không làm mất thì giờ vô ích của nhau. Bà thích la cà ở chợ hàng tiếng đồng hồ chỉ để mua có vài mớ rau, mấy bìa đậu thì đừng buộc tôi phải tháp tùng, rồi ngồi ngoài chầu chực. Trong khi tôi lại thích vào Internet nghe tin tức năm châu bốn biển, xem đủ loại báo chí trên hoàn vũ, xem chuyện lạ bốn phương.
Không nên tùy thuộc nơi kẻ khác để tạo hạnh phúc cho mình. Những ai còn trông chờ người ta ban bố cho mình những thỏa mãn trong đời sống còn tồi tệ hơn kẻ ăn xin quì lạy, kêu gào van lơn từng bát cơm chén cháo.

Hãy chia thời giờ trong một ngày cho có khoa học: Sáng dậy tập thể dục độ một tiếng đồng hồ cho bay hết đau mình nhức xương, máu huyết lưu thông, nhớ đừng quên tập “Dịch cân kinh”, vẩy tay trên ngàn cái bệnh chướng sẽ tiêu trừ. Đừng tập vội vội vàng vàng, tập nhanh, tập ẩu cho hết giờ qui định thì cái sướng nó giảm đi phân nửa. Hãy từ tốn mà tập, coi như tập xong cũng không có việc gì phải làm tiếp, cứ nhẩn nha mà tập, mình đâu có việc gì mà vội, hôm nào chả là ngày nghỉ cuối tuần. Lúc tập chỉ chú tâm vào tập, lúc này coi tập thể dục là quan trọng nhất trong cuộc đời mình, đừng vừa tập vừa nghĩ tập xong để còn giặt quần áo, để gọi phôn cho ông nọ bà kia, thì hiệu quả của việc tập cũng bị giảm. Tập hàng ngày, tập cho nó thành thói quen, không tập không chịu được, tập thiếu đô cũng không thỏa mái, thế là đã đi vào nề nếp đấy.

Tập xong ngồi vào bàn nhẩn nha ăn điểm tâm, uống ly cà phê cho tỉnh người. Rồi rút vào “phòng tin tức” lên mạng lưới, đừng để bị bệnh “ dot.com” nó hành. Phải có thời khóa biểu: thứ hai nghe BBC, đọc báo Người Việt, thứ ba VOA, đọc Việt báo, thứ tư nghe RFI đọc báo Hà Nội v.v...Trừ khi nào bạn bè cho hay có tin lạ, có tin hay tại đài nào đó thì du di chút đỉnh. Hôm nào lại có hứng viết một vài trang thì cứ việc “gõ” trên phím. Già rồi đừng buộc mình phải viết bài này cho đúng hạn, viết quyển sách kia cho kịp ngày... thì đáng lẽ là thú vui nó lại thành cái ách. Danh giá gì đến lượt mình, hãnh diện gì cái tuổi mình, cái tuổi cúp bình thiếc, lại mắc cái bệnh “Chung Vô Diệm”, làm thằng đàn ông dù già đi nữa mà mắc cái bệnh này rồi thì là đồ bỏ, vênh vang cái mặt làm gì cho tủi mặt trượng phu!

Dù mùa đông lạnh buốt, mùa hè mát mẻ, mùa thu mưa dầm... mỗi ngày nên đi bộ ra ngoài hai tiếng: Mùa hè trời đẹp đeo cái túi vải trong đựng quyển sách mỏng, đừng đem sách dày như cuốn tự điển đeo nặng vai mất thú, nhớ mang theo chai nước suối loại 500 ml để uống, độ mươi lăm phút làm một ngụm, nó có tác dụng trị táo bón một cách thần kỳ. Rồi đi bộ thong thả ra cái công viên nào gần nhà nhất, đi bộ quanh vườn độ một vòng, lúc mỏi ngồi xuống ghế đá, dựa lưng cho đỡ mỏi, rút quyển sách ra đọc từ từ chả việc gì phải vội, nhớ được đến đâu hay đến đó, có ý nào hay nhớ ghi ngay vào trang cuối của sách, sau đỡ phải tìm tới tìm lui, vỗ đầu vỗ trán. Đọc mỏi mắt lại đi, vừa đi quanh cái hồ vừa ngắm cảnh nhìn mấy con vịt bơi từng nhóm, từng nhóm vài ba con một trên mặt hồ rộng mênh mông, bơi một cách khoan thai, bơi để mà bơi đâu cần tới đích sao mà thanh thản thế, nhìn mặt hồ tĩnh lặng cũng khiến cho tâm mình an lạc. Ngắm cái bồn nước giữa hồ, có mấy chục vòi nước phun luôn luôn đổi dạng: lúc vút lên như muốn ngang với tầm cao của mấy cây cổ thụ mọc ven bờ hồ nhưng không đạt; có lúc tất cả các vòi ngưng lại để dồn sức cho một vòi độc nhất vọt thật mạnh muốn đụng tới mây xanh, những hôm gió mạnh ngồi trên bờ hồ vẫn hưởng được vài hạt nước nhỏ li ti bắn vô mặt, hít vào được một chút hơi nước mát dịu giúp cho nhiệt độ hạ đi; lúc đồng loạt hạ xuống thấp tỏa ra như cái hoa sen những tia nước nhỏ lóng la lóng lánh như phun những sợi bạc, hàng chục kiểu khác nhau trông thực vui mắt, lòng cũng thêm phấn khởi hơn, vui hơn, mắt bớt mỏi rồi lại đọc. Cứ đọc như vậy nay một chút mai một chút sách nào cũng được miễn là hợp với ý thích của mình, đừng có miễn cưỡng phải đọc cho được sách của triết gia này triết gia nọ đang nổi tiếng như cồn. Đọc theo cái kiểu đọc sách của Lâm Ngữ Đường: nhiều suối góp lại thành sông, rồi sông sẽ chảy ra biển... có hiệu quả vô cùng. Nhưng cái tật của người lớn tuổi thích đọc truyện xưa để đối chiếu với ngày nay. Khi già rồi ít tiếp cận với thực tế sôi động, nhìn tương lai thì mắt đã mờ, họa chăng mắt mình sáng lại khi nhìn dĩ vãng. Đọc đến một lúc nào đó sẽ nảy ra ý phải cầm bút viết về vấn này, không viết không chịu được, không viết nó ấm ức trong lòng, viết được coi như giải tỏa, cũng như ăn vào thì phải tiêu ra, khoái lắm! Thành ra cái thời gian đọc sách thời gian suy nghĩ vấn đề càng dài, càng chín, thì lúc cầm bút càng dễ dàng bấy nhiêu. Nên chớ có bị xúi dại mà nhận lời viết định kỳ cho một tờ báo nào hay thuyết trình một vấn đề mà mình không thích cho một tổ chức nào, nhận rồi lo ngay ngáy, tâm mất cả an.

Đi một park phong cảnh không thay đổi cũng dễ chán, thì lấy bus đi park xa hơn, tại đất Montréal này thiếu gì park, lớn có nhỏ có, xa có gần có. Có những Park cách xa thành phố cả nửa giờ xe, lại gần bên bờ sông gió thổi y như nhà quê vậy, đi về thấy nhẹ cả con người.
Mùa đông ngày mưa cũng đừng có ngại đi ra ngoài, chỉ cần ngại một lần, cái lười nó đến ngay lập tức. Nhớ mua vé bus hàng tháng có nửa giá tiền cũng thêm một động lực thúc mình ra ngoài vì đã mua thì phải dùng chẳng nhẽ để vé mốc. Tập cho có thói quen ngày nào không ra khỏi nhà một lần coi như có cái gì thiêu thiếu. Những ngày xấu trời chớ cậy sức khỏe mà đi hàng mấy cây số dưới tuyết lạnh về đau vợ con nó cằn nhằn. Đi bộ một quãng xa gần tùy lực rồi chui vào Métro là an toàn trên xa lộ. Rồi hôm nay chọn khu này để ngồi đọc sách, mai lựa khu khác, nay thư viện này mai thư viện khác. Có chịu khó đi mới thấy cái câu của cụ Nguyễn công Trứ:
Kho trời chung mà vô tận của mình riêng….
là chí lý. Có những lâu đài lát đá hoa cương bóng lửng, ghế sa-lông bọc da sang như nhà triệu phú, ngồi vừa êm vừa ấm, thả mình trên ghế bành, ngả đầu thành ghế mà thưởng thức một áng văn hay, một truyện ngắn đặc sắc, mỏi mắt hãy nghỉ một chút, ngắm cái trần, cái cột vừa cao vừa to vừa trạm trổ đủ kiểu hoa văn đẹp ơi là đẹp, cái nền lâu đài rộng thênh thang soi thấy mặt. Nghĩ thương cho những nhà triệu phú giờ này đang lao vào kiểm soát sổ sách, họp hành bàn kế hoạch sẽ đầu tư vào nghành nào cho có lời nhất, đâu có thì giờ mà hưởng. Rốt cuộc họ xây cho những người biết hưởng! Họ là những người vớ được quyển sách ước, quyển sách này lạ lắm, ước gì cũng được nhưng có một cái lạ: khi anh ước có cái xe hơi đẹp thì nhà bên cạnh có cái xe đẹp hơn, khi ước có ăn nhà vừa đẹp vừa to thì nhà láng giềng lại có cái biệt thự to đẹp hơn nhà anh nhiều... Do đó mà đời anh không bao giờ sung sướng. Anh bèn không ước nữa!

Người biết hưởng là người có sức khỏe, chứ ốm nhề nhệ thì hưởng sao nổi; người biết hưởng là người biết đủ, biết đủ thì giầu, không biết đủ thì có bao nhiêu tiền cũng vẫn than nghèo, vì luôn sánh mình với người khác. Cái khó là làm sao biết đủ! Càng vui khi rủ được bạn tâm đầu ý hợp đi cùng, trưa đến bụng hơi cồn cào gọi tô phở, uống ly chocolat nóng cho ấm cái bụng cùng nhau bàn về cuốn sách viết về thiền của vị thiền sư nọ sao mà đạt thế, mình học bao nhiêu cũng không viết nổi ! tài ơi là tài, giỏi ơi là giỏi, có thể Ngài đã chứng đắc. Rồi hai bạn già suýt: Mình viết được vậy thì khoái nhỉ!

Đọc chán, ngồi chán lại đi, ở cái đất Montréal này biết bao nhiêu trung tâm buôn bán nằm sâu dưới lòng đất rộng thênh thang, chạy dài cả năm sáu cây số, một đường hầm nối liền đường Métro màu xanh với đường màu cam. Hồi mới sang không hiểu tại sao lại chôn các gian hàng tráng lệ to lớn này dưới lòng đất trong khi biết bao đất còn bỏ hoang tại hòn đảo này. Nay ở lâu mới hiểu: đó chính là thành phố của mùa đông, mùa đông bão tuyết đang hoành hành trên đường phố chỉ cần chui vào Métro thấy mùa xuân trở lại, đi dạo qua các trung tâm buôn bán lặn dưới các lâu đài, các dinh thự là thấy được cái phồn thịnh, cái nhộn nhịp của thế giới “âm ti” của người dân miền bắc cực. Dân vùng đất lạnh này là dân ăn nhậu đi đâu cũng thấy tiệm ăn, tiệm ăn lan tràn ở các trung tâm thương mại, đủ các món ăn: Tàu, Mỹ, Nhật, Hy lạp, Việt Nam, Pháp... Đủ hạng từ tay cầm giá vài ba đô cho đến vài chục tùy theo túi tiền của bạn, tùy theo khẩu vị của bạn, tùy theo sức chứa của bạn. Muốn ăn lúc nào tùy hứng từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Nhưng đừng mê quá quên cả điện thoại về nhà, để vợ con nó chờ, nó lo, nói đoán già đoán non: Bố lại đi với mấy cụ bạn tới cuộc hội thảo, hay lại tạt vào quán bia nào nhậu say quên cả đường về! Có ngon cũng đừng ăn phình căng bụng, nhất là buổi tối nó ấm ách, ngủ đâu có được. Bữa cơm về chiều nên ăn nhiều rau hơn thịt, bớt đi vài muỗng cơm cho cái bụng nhẹ nhàng, khi nằm thoải mái giấc ngủ đến liền kéo khò một giấc.

Mùa đông đi trong đường hầm, quên mẹ mùa đông lạnh cóng, quên luôn đường đang ngập tuyết dơ, quên cả cơn gió ào ào thổi từ miền Bắc cực đổ về khiến độ lạnh tăng thêm chục độ. Mùa Giáng sinh về ngoài trời thì khô héo, bầu trời thì xám xịt, tuyết đang xuống. Những bông tuyết non đầu mùa bay nhè nhẹ lửng lơ như ngại đáp xuống hạ giới. Có bông tan lửng trong không trung, có bông cố rơi xuống mui xe đang chạy cũng tan ra thành nước. Nhưng cái thành phố ngầm của chúng tôi trên “vòm trời” ngàn ánh sao tỏa sáng lung linh, mộng ơi là mộng... Lúc mình trồi lên trạm Métro ngồi đợi xe Bus đến, thấy tụi Tây, Đầm đi làm về mặt mày phờ phạc chạy vội chạy vàng cho kịp chuyến xe sắp lăn bánh, giống hệt như mình vài năm trước đây, sao mà họ khổ thế! Thì mới thấy được cái sung sướng của kẻ “già vô sự ấy là tiên”. Già thì phải sống vô sự, già không nên hữu sự. Béo bở gì chuốc lấy chữ lo vào mình, quyền lực gì với người chân đi đã hơi run run, cúi xuống hơi khó khăn, ăn không nổi hai chén cơm nhỏ, ngủ không đầy giấc, đêm đi tiểu vài lần. Danh giá gì với kẻ: kính đang ở trên sống mũi mà cứ đi tìm, rồi gắt nhặng lên: Tao vừa để cái kính đây không biết đứa nào lại cất đi nơi khác...

Lúc trẻ đọc những bộ sử thời xưa thấy Khương Thượng nhẫn nại chờ thời ngồi câu cá bên bờ sông Vị, đến lúc gặp Chu Văn Vương mới mang tài ra giúp nước, góp phần đánh đổ Trụ vương lập nên triều đại nhà Chu, danh còn lưu lại. Kẻ này khâm phục! Nhưng thử hỏi ở đời này mấy khi anh hùng gặp được minh quân để thi thố tài năng mà thường đời đa số lại gặp phường bá đạo dùng xong rồi giết, mà giết một cách tàn nhẫn giết cả ba họ giết tuyệt giống không còn một người trông coi từ đường, hương khói. Nên câu già vô sự vẫn là câu gối đầu giường cho kẻ đã gần thất thập. Tôi đã thấy hai anh em ông chủ nhà hàng Waldman chuyên bán cá, cửa hàng to lớn, khách hàng lui tới mua bán tập nập. Hai anh em nhà ông cứ bò mình trên két thu tiền, thở không ra hơi, có hôm tôi bắt gặp ngồi ngủ gà ngủ gật ngay tại két. Tôi cứ tự nhủ đồng tiền là gì mà sao nó hấp dẫn con người quá vậy, bao giờ thì hai cụ mới chịu về hưu an hưởng tuổi già, hay là làm cho đến lúc chết. Mà họ làm cho đến khi chết thật: tôi thấy lâu ngày vắng bóng một cụ, hỏi ra mới biết cụ đã qui tiên cách đây vài tuần. Cụ em thấy anh mình đi sang bên kia thế giới chẳng mang được cái gì theo, mà bỏ lại nào xe hơi, nào nhà lầu, nào tiền bạc trong két, nào cổ phần trong các công ty... Nên cũng tỉnh ngộ sang lại cửa hàng, nghỉ được vài tháng cũng đi theo ông anh!
Có người khuyên già rồi nên tu, không nên khất lần khất lượt nữa, già không tu thì còn bao giờ mới tu. Thực ra thì lúc trẻ đã nên tu: vì tu là sửa, sửa cái sai, cái quấy của mình thì tu sớm chừng nào hay chừng ấy. Nhưng mình lúc trẻ đã chót ham đủ thứ nào danh nào lợi, nào sắc nào tài. Rồi còn thời cuộc nó cuốn mình bay theo cơn lốc dễ gì ngưng được, nên cùng đành chịu thân phận “nước trôi bèo dạt”. Nay già nghĩ lại phải tu, nhưng thói quen đâu dễ bỏ, làm sao ngồi với tư thế kiết già với cái lưng thẳng để tụng một thời kinh dài chừng hơn một tiếng, mà chân không tê, thắt lưng đừng để bị mỏi rồi chùng xuống, nhất là cái đầu giữ sao không suy nghĩ lăng xăng, ngồi tụng kinh mà cứ nghĩ về câu truyện vừa đọc, về bài sắp viết thì tán loạn rồi còn gì. Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm, không dễ đâu. Quí vị nào có đi chùa thì thấy ngay điều đó. Tôi đã gặp các vị bằng cấp đầy mình, thông minh tột đỉnh, chức tước không nhỏ, nghị lực không kém cũng vào sinh ra tử, cũng vượt lắm gian truân. Thế mà nay về già chỉ làm một công việc rất tầm thường là giữ tâm ít động trong một thời kinh mà làm không nổi!

Tôi cũng chưa làm nổi, nhưng chả nhẽ chịu thua, nên tôi nương theo cái thú ham đọc mà hướng về Phật bằng cách mỗi tối để ra một giờ đọc sách của các vị Bồ tát, Thiền sư, Hòa thượng và các bậc trí giả viết về Phật pháp. Cứ đọc từ từ, từ dễ đến khó, đọc hoài nay cũng vỡ ra đôi chút, cũng biết được cái sơ đẳng, cái căn bản của đạo. Cái chứng nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được là đọc các lời Phật dạy trước khi đi ngủ: dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Già ngủ được ấy là tiên.

Đi chùa, nhiều vị là đệ tử ruột của một vị chân tu nào đó, chỉ đi một chùa duy nhất là chùa của thầy mình, không bao giờ đi chùa khác. Tôi đi tới chùa chỉ biết lễ Phật, không chạy theo với bất cứ thầy nào, tôi không là đệ tử cưng của một thầy nào cả, chẳng thầy nào biết đến tên tôi. Tôi đi khắp các chùa, nhận thấy: mỗi chùa lên khóa lễ lại có nghi thức tụng niệm khác nhau, thời gian hành lễ dài ngắn khác nhau, và cái không khí sinh hoạt khác nhau. Có chùa ta có cái cảm tưởng đây là cái chùa của một làng, tất cả mọi người đến chùa đều quen biết nhau, chào hỏi nhau vui vẻ, nói chuyện vồn vã như những người cùng một họ. Có chùa ta lại nhận thấy cái tính chất thập phương của nó, ai đến cũng được chẳng ai để ý đến ai, lúc thọ trai mọi người xếp hàng bình đẳng. Có chùa vẫn giữ theo nghi thức cổ xưa: cúng vong thật kỹ, thật nghiêm trang kéo dài gần cả tiếng sau đó mới lên chính điện cúng Phật, khi thọ trai ngồi thành bàn sáu người một cỗ, gần như được ấn định trước ai ngồi với ai, ít khi thay đổi... Đi nhiều chùa có cái thú thay đổi không khí, chủ nhật này gặp một số bạn, chủ nhật sau số bạn khác, trao đổi chuyện trên trời dưới đất cũng có cái vui. Đi chùa luôn thành một thói quen, chủ nhật nào không đi cũng nhớ, thế là vào nếp.

Đối với gia đình: không can thiệp vào công việc của con cái, để chúng tự do thoải mái, chúng mới ở với mình. Chúng vui mình vui theo, chúng có chuyện buồn mình giữ im lặng.. Ngay cả vợ chồng cũng đừng va chạm vào sở thích của nhau. Chúng mình đã đồng cam cộng khổ, lao động hết mình, trải nhiều biến loạn, nuôi con cái trưởng thành, có nghề có nghiệp, có miếng cơm ăn. Nay được sống dưới một chế độ tôn trọng con người, hàng tháng cấp dưỡng cho một số tiền nhiều thì không nhiều nhưng đủ ăn để giữ được nhân phẩm, không phải nịnh ai để vay tiền, không phải nuốt nước miệng khi thấy người ta ăn miếng ngon. Thèm thuồng khi người ta có quần áo đẹp. Đừng có ghen tị, thấy người ta ở nhà to, vườn rộng, mà tưởng họ sống hạnh phúc hơn mình mà bé cái lầm. Sau khi cơm ăn áo mặc rồi, sướng hay khổ là do cái tâm, giầu hay nghèo là do biết đủ. Giầu bạc triệu mà thấy người ta có trăm triệu vẫn than mình nghèo. Phần lớn sinh viên đại học Harvard nói thẳng rằng: họ kiếm 50 ngàn một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn kiếm cả 100 ngàn trong khi bạn học khác kiếm 200 ngàn, mang theo cái tư tưởng ghen tị đó thì cả đời khổ! Người giầu có một lợi thế mà người nghèo không bì kịp là có tiền thừa dám đem bố thí, dám làm phúc nuôi các trẻ mồ côi, giúp các viện dưỡng lão... còn có tiền mà bo bo tích lũy gửi đầy ở ngân hàng, lấy thú vui ở đời là chương mục mỗi ngày mỗi tăng làm lẽ sống thì...!

Ta cứ khao khát tìm kiếm những gì mình chưa có vì tưởng mình nghèo, mà không biết hưởng những gì mình đang có:
-Ta đang còn sống, trên đời này quí nhất là sự sống.
-Ta có sức khỏe: ăn biết ngon, ngủ đẫy giấc.
-Ta không bị khuyết một căn nào trong lục căn. (1.Nhãn là mắt, dùng để nhìn. 2.Nhĩ là tai, dùng để nghe. 3.Tỷ là mũi, dùng để ngửi. 4.Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. 5.Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh. 6.Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.)
-Ta có tự do, không bị cái gì ràng buộc.
-Ta có đủ ăn đủ mặc, không bị đói rét.
-Ta có tình thương của gia đình và bè bạn.
-Ta có một vốn hiểu biết trung bình, để đọc hiểu sách.
Sống xấp xỉ thất thập mà có đủ sáu cái thú trên thì còn đòi hỏi gì thêm nữa cho mệt! đó chính là viên ngọc quí của cuộc đời, hãy biết mà vui hưởng! đừng than nữa, có được như vậy cũng là quá nhiều rồi, quá phúc đức rồi còn ham gì nữa, phải không các bạn?