THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Sunday, August 5, 2012

VƯỜN THIỀN

THIỀN LÀ GÌ?


 Có lần một thiền sinh về thăm thiền viện Tassajara của cố thiền sư Shunryu Suzuki, anh có dẫn theo hai đứa con mình, 6 tuổi và 8 tuổi.
Sau một ngày vui chơi và sinh hoạt với đại chúng trong thiền viện, buổi tối khi sửa soạn cho các cháu đi ngủ, chúng chợt hỏi anh :
“Ba ơi, Thiền là gì?” ?
Anh im lặng suy nghĩ một lúc, rồi nói với các cháu:
“Sáng mai hai con hãy đi hỏi các thầy cô ở đây câu hỏi ấy đi, và rồi kể cho ba nghe!”
Và đây là những câu trả lời mà các em nhận được từ các thầy cô ở thiền viện Tassajara.

Thiền là gì?

Thiền là thấy và hiểu được điều tự nhiên của mọi vật
Thiền chỉ đơn giản là lắng nghe tiếng chim hót mỗi sáng
Thiền là chú ý
Thiền là luôn luôn tử tế với chính mình và mọi người chung quanh
Thiền là khám phá chính ta
Thiền là có mặt trong mỗi giây phút, và làm hết sức mình với một con tim thương yêu
Thiền là một đóa hoa ăn ánh mặt trời
Thiền là tìm một sự an lạc và đồng nhất trong tâm
Thiền là suy nghĩ sáng tỏ
Thiền là không có một cái tôi
Thiền là xây dựng
Thiền là có đôi lúc vui thích và có những lúc không mấy vui thích
Thiền là biết thương yêu những gì đang có mặt

Câu chuyện về chữ NHẪN

Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.
Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư  l
uôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ.
Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:
<Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?>
Sư trả lời đầy vẻ tự hào:
- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.
Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:
<Thưa Thầy chữ gì đây ạ?>
Nhà sư tươi cười trả lời:
- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà
.
Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:
< Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ ?>
- Chữ NHẪN!

Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:
<Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?>
Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:
- Chữ nhẫn! nhẫn ! nhẫn! Đồ ngu , ngu gia truyền ! Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay
!
( Chữ nhẫn được ghép từ hai chữ : Đao ở trên , Tâm ở dưới . Tâm , tức trái tim, mà không chịu nằm yên thì Đao, tức con dao, sẽ phập xuống tức thì, Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bằng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên.)
Phương Lan sưu tầm trên FB.


Tách trà

Nan-in, một thiền sư thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), tiếp một giáo sư đại học
đến để hỏi về Thiền.
Nan-in rót trà. Thiền sư rót đầy tách của giáo sư, và cứ tiếp tục rót.
Vị giáo sư nhìn trà tràn ra ngoài cho đến lúc ông không nhịn được nữa, “Tràn ra ngoài
rồi, không thêm được nữa!”
“Như là tách trà này,” Nan-in nói, “ông đầy ý kiến và phỏng đoán. Làm sao tôi có thể chỉ
Thiền cho ông nếu ông không đổ sạch tách của ông trước?”

Bình
Câu chuyện này không nhất thiết chỉ đúng cho học Thiền. Muốn tìm hiểu bất kỳ điều gì ờ
đời–một tôn giáo, một người, một nhóm người, một nền văn hóa, một dân tộc, một lịch
sử, một vụ kiện, v.v… chúng ta phải đổ sạch tách thành kiến, giả định, phỏng đoán và kết
luận trong đầu–một cái tách trống rỗng, một tờ giấy trắng tinh–thì chúng ta mới có thể
học hỏi được.
Bạn đang bắt đầu vào cuộc hànhìtr.nh qua 101 Truyện Thiền để tim hiểu Thiền là gì. Đây
là truyện đầu tiên. Bạn cần đổ sạch tách của bạn, để bước vào và đi qua cuộc hành trình
này.
Bạn đã nghe, đọc, biết và hiểu gì về Thiền trước kia? Xin bạn đổ sạch. Để tâm và trí
trống rỗng cho cuộc hành trình.
Tâm rỗng lặng, nhớ nhé.
(Trần Đình Hoành dịch và bình)



Nhặt được kim cương giữa lối bùn

Thiền sư Gudo là thầy của Thiên hoàng. Dù vậy, ngài thường đi xa một m.nh như là một
hành khất lang thang. Ngày nọ trên đường đến Edo, trung tâm văn hóa chính trị của Nhật
thời đó, Gudo đến gần một làng nhỏ tên Takenada. Trời đ. tối và mưa rất lớn. Gudo ướt
sũng cả người. Đôi dép rơm của ngài đã rã nát. Đến một căn nhà gần làng ngài thấy có
bốn năm đôi dép trên cửa sổ và quyết định mua vài đôi khô.

Một người đàn bà mang dép ra cho ngài và, thấy ngài ướt sũng, bèn mời ngài về nhà chị
trú qua đêm. Gudo nhận lời, cám ơn chị. Ngài vào nhà, tụng một bài kinh trước bàn thờ
gia đình. Sau đó ngài được giới thiệu đến mẹ và các con của chị. Thấy cả nhà có vẻ trầm
uất, Gudo hỏi có chuyện g. không ổn.
“Chồng con là người mê cờ bạc và say sưa,” chị nói. “Khi anh ấy thắng, anh uống say
và trở nên dữ dằn. Khi thua, anh vay tiền của người khác. Đôi khi say quá mức, anh
không về nhà luôn. Con làm gì được bây giờ?”
“Tôi sẽ giúp anh ấy,” Gudo nói. “Tôi có tiền đây. Chị mua dùm tôi môt bình rượu lớn và
ít đồ ăn. Xong rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ.”

Khi anh chồng về nhà lúc nửa đêm, say mèm, anh rống: ‘Ê, vợ, tôi đây. Có gì cho tôi ăn
không?”
“Tôi có chút ít cho anh,” Gudo nói. “Tôi bị kẹt mưa và vợ anh rất tử tế, hỏi tôi ở lại đây
qua đêm. Để trả ơn tôi đ. mua một ít rượu và cá, vậy anh ăn luôn một thể.”
Anh chồng vui vẻ. Uống một hơi hết hủ rượu và nằm lăn xuống sàn. Gudo ngồi thiền
cạnh anh ta.

Đến sáng anh chồng thức dậy và quên mất mọi sự đêm hôm trước. “Ông là ai? Ông tới từ
đâu?” anh ta hỏi Gudo, người vẫn đang ngồi thiền.
“Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi đang trên đường đi Edo,” thiền sư trả lời.
Anh chồng thấy rất xấu hổ. Anh lính quính xin lỗi vị thầy của Thiên hoàng.
Gudo mỉm cười. “Mọi sự trên đời đều vô thường,” ngài giải thích. “Cuộc đời rất ngắn.
Nếu anh cứ tiếp tục đánh bạc và say sưa, anh sẽ chẳng còn tí thời gian nào để làm được
việc gì khác, và anh sẽ làm gia đình anh đau khổ nữa.”
Đầu óc của người chồng bỗng thức tỉnh như từ trong một giấc mơ. “Thầy nói rất phải,”
anh nói. “Làm sao con có thể trả ơn thầy cho những lời dạy vi diệu này! Để con tiễn thầy
đi một đoạn và mang đồ cho thầy.”
“Được, nếu anh muốn vậy,” Gudo đồng . .
Hai người ra đi. Được ba dặm, Gudo bảo anh chồng đi về. “Thêm năm dặm nữa thôi,”
anh kèo nài. Họ đi tiếp.
“Anh về được rồi,” Gudo đề nghị.
“Mười dặm nữa,” anh chồng nói.
“Về đi,” Gudo nói khi đã xong mười dặm.
“Con sẽ theo thầy cả đời,” anh chồng tuyên bố.
Các thiền sư Nhật ngày nay đều phát sinh từ dòng của một thiền sư nổi tiếng kế vị Gudo.
Đó là thền sư Mu-nan, người đàn ông không bao giờ quay lại.

Bình:

* Đồ tể buông đao thành Phật. Mỗi người là Phật đang thành. Paul bách hại con Chúa,
sau lại trở thành Thánh Paul, cột trụ chính của giáo hội Thiên chúa giáo.
Tôn kính mọi người, như Bồ tát Thường Bất Khinh đã làm. Đừng bao giờ có thành kiến,
kỳ thị, và coi thường ai.
* Không có nơi nào là không thể có Phật. Đừng coi thường các vũng bùn thế gian.
* Gudo chỉ tính bảo anh say đừng say nữa, nhưng anh say tỉnh ngộ sâu thẳm đến mức
theo tu vĩnh viễn và thành đại thiền sư. Có nghĩa là Gudo không khai sáng cho anh say,
mà chính anh say khai sáng mình; Gudo chỉ tạo một tí cơ hội mà thôi.
Tâm của mỗi chúng ta đã sáng từ nguyên thủy, đang bị lu mờ, chỉ cần một tí cơ hội vào
đúng lúc là tâm có thể tự tỏa sáng trở lại.
* Nếu các lời Gudo nói mà chỉ đọc trên Internet, hay do người khác nói, thì chưa chắc đã
có ảnh hưởng sâu đậm trên anh say đến thế. Sự hiện diện của Gudo, cái từ tốn tĩnh lặng
an lạc và nguồn năng lượng toát ra từ người Gudo nhất định là có ảnh hưởng rất lớn trên
anh say. Mỗi người chúng ta có một “dáng vẻ”, một bóng dáng nội tâm toát ra bên ngoài
như thế.
* Việc anh say Mu-nan gặp đại thiền sư Gudo có phải là duyên kỳ ngộ không? Ta có nên
suy gẫm một tí về hai chữ “nhân duyên” không?
* Bạn đã có bao giờ nghe “tiếng gọi” nào mãnh liệt trong lòng bạn như tiếng gọi anh say
đi theo Gudo không? Bạn trả lời tiếng gọi đó thế nào?
(Trần Đình Hoành dịch và bình)

Vậy à ?

Thiền sư Hakuin được láng giềng ca tụng là sống một cuộc đời tinh khiết.

Gần nơi thiền sư ở có một cô gái đẹp con của ông bà chủ tiệm thực phẩm. Đột nhiên bố
mẹ cô gái khám phá là cô đang có thai.
Bố mẹ cô rất giận. Cô chẳng thú nhận ai là bố đứa bé, nhưng sau nhiều áp lực, cuối cùng
cô khai tên thiền sư Hakuin.
Cực kỳ giận dữ, bố mẹ cô đến gặp thiền sư. “Vậy à.” thiền sư chỉ nói vậy.
Sau khi đứa bé chào đời, nó được mang đến cho Hakuin. Đến giờ này thiền sư đã hoàn
toàn mất hết tăm tiếng, nhưng ngài chẳng thấy phiền toái gì, và ngài lo cho đứa bé rất tốt.
Thiền sư xin hàng xóm sữa và các thứ mà đứa bé cần.
Một năm sau cô gái mẹ đứa bé chịu hết nổi. Cô thú thật với bố mẹ rằng bố thật của đứa
bé là một cậu làm việc trong chợ cá.
Bố mẹ cô gái đi gặp Hakuin ngay và xin lỗi, năn nỉ kể lể dài dòng, và xin đứa bé lại.
Hakuin bằng lòng. Và khi giao đứa bé lại, thiền sư chỉ nói “Vậy à.”

Bình:

Tâm tĩnh lặng. Có tăm tiếng, không vui. Mất tăm tiếng, không buồn . Gặp bất công,
không sân hận. Hết bất công, không mừng rỡ.
Sống tùy duyên. Duyên mang bé đến thì nuôi. Duyên đưa bé đi thì thôi. Chẳng có gì
phải thắc mắc.
“Tâm không” như bầu trời trong xanh. Mây đến tự nhiên và mây đi tự nhiên.
• Nhưng tại sao thiền sư không giải thích tối thiểu là một câu “tôi không phải là cha đứa
bé?”
Có thể vì đính chính cũng vô ích–chẳng qua cũng chỉ là lời người này chọi lời người kia.
Bé đã có duyên đến với ta thì ta nuôi nấng và vui chơi với bé.
• Một năm sau mẹ em bé tự nhiên đổi ., khai sự thật, hay cô ta đã được sự tĩnh lặng của
Hakuin chuyển hóa?
Tĩnh lặng có sức mạnh hay không?
Tĩnh lặng có lời nói hay không?
(Trần Đình Hoành dịch và bình)
 
Chuyện Thiền.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEji6ffaEg8rErV4gMQ-sOVAT5G-n7yPfZOh-_CLkGFcoYWok0TFCiNHKfV3MPt0tSnfAYfkjgpCEjYSXYbRZzXArho1M7ttkmsaFlsF2yfdknc0H4RSxVe-fWDhk2klDyFRTHTfMBcpB5A/s1600/japanese+lantern.jpgVào thời xưa, người Nhật thường dùng những chiếc đèn lồng làm bằng nan tre phết giấy chung quanh và thắp nến bên trong.
Đêm nọ, một người mù đến thăm bạn và khi ra về được trao cho một chiếc đèn lồng để đi đường.

Anh ta nói: “Tôi không cần đèn lồng. Với tôi thì tối hay sáng cũng vậy thôi.”

Người bạn đáp: “Tôi biết anh không cần đèn để thấy đường đi, nhưng nếu không có đèn thì người khác có thể đụng vào anh.

Cho nên anh phải cầm lấy.”

Người mù ra về với chiếc đèn lồng và đi chưa được bao xa thì bỗng có một người đâm sầm vào anh. Anh ta lớn tiếng với người ấy: “Này, đi đứng thận trọng chứ! Anh không nhìn thấy cái đèn này sao?”

Người lạ trả lời: “Này anh bạn, nến đã cháy hết mất rồi!”

Viết sau khi dịch

Mặt trời mặt trăng tuy sáng nhưng chẳng ích gì cho người mù. Chân lý có thể mang lại đời sống giải thoát nhưng cũng chẳng ích gì cho những kẻ mê lầm. Người giảng dạy giáo pháp tối thượng nếu không tự mình đạt được sự chứng ngộ thì thật khó tránh khỏi như người mù kia, cứ ngỡ mình đang soi sáng đường đi mà không biết rằng nến trong đèn đã tắt!


http://www.fitzdecarts.com/images/Motawi%20Tiles/6662_Japanese_Lantern_TN.jpg
Teaching the Ultimate

In early times in Japan, bamboo-and-paper lanterns were used with candles inside. A blind man visiting a friend one night, was offered to carry home with him.

“I do not need a lantern,” he said. “Darkness or light is all the same to me.”

“I know you do not need a lantern to find you way,” his friend replied, “but if you don’t have one, someone else may run into you.

So you must take it.”

The blind man started off with the lantern and before he had walked very far someone ran squarely into him. “Look out where you are going.” he exclaimed to the stranger. “Can’t you see this lantern?”

“Your candle has burned out, brother,” replied the stranger.

No comments:

Post a Comment