NGHỆ THUẬT BẮT LỖI VÀ NHẬN LỖI
Giáo
sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật
Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người
Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt.
Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu: “Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể.
Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được...’".
Những lời phái biểu này đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê.
Khi đến phần giao lưa, ông xin phép đuợc bày tỏ:
"Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên.
Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam. ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách...
Phải
chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư
mục gồm 1.300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp
chí Viễn Đông bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì
sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công
sưu tập...
Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác...
Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác...
Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu:“Đêm qua mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm.
Còn
về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà
Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc), gặp lúc bà phi của vua Nguyên
vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu
văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt
hoảng mà ứng tác đọc liền:
“Thanh thiên nhất đóa văn
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
(Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!
- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”.
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!
- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”.
Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông
thủy sư đề đốc đỏ mặt, nói: “Tôi chưa biết gì về người vừa nói, chỉ
biết ông là một nhà âm nhạc. Nhưng khi ông nói và dẫn chứng, tôi biết
mình đã quá sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân
tộc Việt Nam, tôi xin lỗi cả dân tộc Việt Nam’".
(thương tiếc CÂY ĐẠI THỤ của nền Văn hóa Việt Nam - Giáo sư Trần Văn Khê)
No comments:
Post a Comment