THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Thursday, October 30, 2014

Chuyện đời của người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang.

Chuyện đời của người phụ nữ 
giúp Obama lên đỉnh vinh quang.
 
 image
Những quyết định của người mẹ táo bạo và quyết đoán giúp cậu bé Obama trưởng thành và hoàn thiện mình hơn trong những năm tháng sống và học tập tại Indonesia .
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia . Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.
 
image
Cậu bé Obama và Mẹ
Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.
 
image
Obama và Cha
Có một điều thú vị là bà có tới 4 cái tên, mỗi tên gắn với một chặng cuộc đời bà.
Cô bé Stanley Ann Dunham
Cái tên Stanley , một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa dịch chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà tận 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.
image
Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “ Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu , Hawaii , và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.
 
Trở thành bà Barack H Obama
Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley . Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.
 
image
Cha Mẹ của Obama
“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii , từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.
Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng... Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi sét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.
image
Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui . Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.
Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kenya . Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.
 
Trở thành S. Ann Dunham Soetoro
 
Khi cậu con trai lên 2 tuổi, khát khao học lại trỗi dậy, bà quay lại trường đại học. Cuộc sống càng nhọc nhằn và thiếu thốn hơn, cô phải sống dựa vào vào bố mẹ đẻ. Nhưng đó cũng là lúc cô gặp và thương mến một sinh viên ngoại quốc tên Lolo Soetoro. Và lời câu hôn Lolo đề nghị năm 1967 đã được bà chấp thuận bởi thấy ông là người đàn ông hiền lành, vui vẻ và rất thương yêu con trai bà (lúc đó Obama lên 6 tuổi).
 
image
Gia đình mới của Mẹ Obama
Mất hàng tháng trời để hai mẹ con thu xếp và theo ông về Indonesia . Sau một hành trình dài, ba người đặt chân tới quê hương của Lolo, thật ngoài sức tưởng tượng của hai mẹ con “bước xuống máy bay, đường băng như bị tróc lên bởi cái nóng và nắng gắt như trong hỏa lò”, Obama ghi lại hồi ức của mình “tôi nắm chặt lấy tay mẹ, và tự nhủ sẽ bảo vệ bà”.
Nhà của Lolo lại nằm ở ngoại ô Jakarta, nơi không có điện, đường phố cũng chưa được trải nhựa, lại đang là thời kỳ chuyển giao chế độ ở Indonesia và lạm phát tăng cao tới 600% khiến mọi thứ đều khan hiếm. Ann và con trai là những người ngoại quốc đầu tiên đến sống ở khu ổ chuột này. Cậu bé Obama lúc đó, muốn chơi với lũ nhóc hàng xóm liền leo lên bức tường rào đập đập tay giả bộ làm chú chim lớn, tạo ra âm thanh vui tai. “Điều này khiến bọn trẻ nghèo bật cười”, cô Ikranagara hàng xóm của họ kể lại, và rồi chúng chơi với nhau như thân quen.
image
Obama được gửi tới học một trường công giáo gọi là trường tiểu học Franciscus Assisi tại đây. Là người ngoại quốc, lại thông minh, sáng dạ hơn lũ trẻ ở đó, Obama nhanh chóng thành tâm điểm. Bị gọi là “thằng da đen”, nhưng cậu bé không để bụng, trái lại còn tỏ ra thích thú khi được chơi với bọn trẻ.
Còn bà Ann không kìm được lòng trước hoàn cảnh của những con người khốn khổ nơi đây, cứ liên tục cho tiền những người ăn mày tới trước cửa, đến nỗi mà ông Lolo phải nói với Obama rằng “mẹ con có trái tìm yếu mềm quá”.
Nhưng khi hai mẹ con bà dần thích nghi và yêu cuộc sống của người dân nghèo Indonesia thì cha dượng Lolo lại ngày càng tây hóa. Ông được thăng chức cao tại một công ty dầu khí của Mỹ và chuyển cả gia đình tới một khu phố sạch đẹp hơn. Bà Ann phát chán với những cuộc tiệc tùng bù khú và lối sống nhà giàu của chồng mình. Bà tự thu mình lại.
Dù những đồng tiền chồng kiếm được đủ cho bà sống cuộc sống dư dả, bà vẫn quyết định đi dạy tiếng Anh tại một đại sứ quán Mỹ. Bà dậy từ sớm tinh mơ, 4h sáng đã vào phòng gọi Obama dậy và dạy tiếng Anh cho cậu.
Lúc đầu, Obama được gửi vào một trường quốc tế dành cho giới nhà giàu, nhưng Ann lo con trai mình sẽ không được thử thách đầy đủ trong môi trường đó. Sau hai năm, bà chuyển con sang học ở một trường công gần nhà. Để giúp con trai có ý niệm rõ ràng hơn về thế giới của những người da màu ở Mỹ, bà thường mang sách về phong trào quyền công dân sang phòng con đọc vào buổi đêm.
image
Bằng cách rất riêng, để cho con hiểu hơn về những người da màu ở Mỹ, mỗi tối đi làm về, bà mang theo một cuốn sách về các phong trào dân quyền cho con đọc. Chính bà là người dạy cho Obama biết thế nào là sự hòa hợp sắc tộc, là bình đẳng giới và chính khát khao ấy đã theo ông đến tận bây giờ. Obama vẫn nhớ lời bà nói “Mẹ tin rằng dưới lớp da kia, con người ai cũng giống nhau”.
Khi Obama lên 10, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống cùng với ông bà ngoại và tham gia khóa học tài năng Punahou mà cậu bé được học bổng. Quyết định này đã cho thấy được bà đánh giá cáo giá trị của giáo dục đối với các con. Chấp nhận xa con để cậu được chăm sóc và có nền giáo dục tốt hơn là một sự hy sinh lớn của một người mẹ vĩ đại.
 
imageCậu bé Obama, Mẹ và em
 
Một năm sau, bà mang theo cô con gái út trở lại Hawaii , bỏ lại Indonesia và người chồng thứ 2. Bà tiếp tục ghi tên vào một chương trình thạc sĩ nhân chủng học Đại học Hawaii để nghiên cứu về nhân học Indonesia - nỗi niềm trăn trở bấy lâu của bà.
Thời gian này, bà bắt đầu khẳng định được mình và có tiếng nói riêng, những người quen biết trước nói bà thông minh và trầm tính, còn những người sau này biết bà, nhận xét bà là một người thẳng thắn và đầy đam mê. Bà tốt nghiệp loại ưu.
Bố dượng của Obama vẫn thường xuyên tới Hawaii thăm vợ con, nhưng họ không quay lại với nhau nữa. Ann cũng lại một lần nữa gửi đơn ly hôn vào năm 1900 mà không đòi hỏi bất cứ trợ cấp nào từ phía người chồng.
 
Tiến sĩ Ann Dunham Sutoro
Ba năm sống với con tại một căn hộ nhỏ ở Honolulu chỉ với nguồn học bổng của mình, bà Ann quyết định quay trở lại Indonesia để nghiên cứu thực địa cho luận án tiến sĩ của mình.
 
image
Chàng thanh niên Barack Obama và ông bà Ngoại
Nhưng Obama khi đó không theo bà, cậu bé 14 tuổi quyết định sẽ ở lại với ông bà vì mệt mỏi với sự thay đổi và cậu cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở đây. Đứng trước quyết định của cậu con trai, bà dù rất khó nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của con.
image
Trở lại Indonesia , bà lại đổi một cái tên nghe hiện đại hơn “Sutoro”. Ở đây, bà được giữ một vai trò quan trọng trong một chương trình thuộc hỗ trợ phụ nữ và người lao động thuộc quỹ Ford Foundation. Không giống với các phụ nữ da trắng khác, bà dành nhiều thời gian để gặp gỡ và lắng nghe những khó khăn của dân làng, đặc biệt là những vấn đề của người phụ nữ.
 
image
Thấy nhiều phụ nữ mang những chiếc giỏ nặng nề trên lưng đi bộ đến chợ vào lúc 3h sáng, bà thấy động lòng và thuyết phục Ford Foundation cùng Chính phủ Indonesia hỗ trợ xe đẩy cho đối tượng này. Và ngôi nhà của bà trở thành nơi tụ tập của những nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong xã hội: chính khách, nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạt động công đoàn. Và bà trở thành mối duyên đưa những người họ gần gũi, lắng nghe nhau hơn.
Bà đã đóng góp cho người dân Indonesia một chương trình tín dụng vi mô mà bà mất hơn 4 năm gây dựng. Trong suốt quãng thời gian ở Indonesia , bà không ngừng chung sức giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người nghèo. Bà còn không ngần ngại sang tận Pakistan để tham gia hỗ trợ dự án tín dụng cho đất nước Nam Á nghèo này.
image
Sau gần hai thập kỷ theo đuổi, nghiên cứu, đến năm 1992 bà đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về những người nghèo ở Indonesia . Trong phần chú thích, bà đặc biệt gửi lời cảm ơn hai người con Barack và Maya vì chẳng bao giờ phàn nàn khi mẹ thường xuyên lặn lội tới những nơi nghèo khó và hẻo lánh.
Mùa thu năm 1994, bà quay trở lại Hawaii, và nữ tiến sĩ nhân chủng học, người mẹ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã qua đời vào tháng 10 năm 1995 ở tuổi 52 vì chứng ung thu buồng trứng và cổ từ cung.
Việc ra đi của bà là một điều hối tiếc lớn với Tổng thống Obama khi ông không được ở gần bà lúc lâm chung. Tuy nhiên, tinh thần và phong thái của bà, Tổng Thống Obama vẫn giữ lại bên mình, bài học mà bà dạy, hy vọng sẽ được vị tổng thống nước Mỹ áp dụng.
 
image
 
 

Wednesday, October 29, 2014

TÁC HẠI CỦA VIỆC NGỦ MUỘN

TÁC HẠI CỦA VIỆC NGỦ MUỘN
Từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.
+ Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.
+ Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say
* Ngủ muộn có nguy cơ gây ra nhiều bệnh tật.
+ Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.
+ Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.
+ Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.
+ Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya.
* Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn:
1. Giảm trí nhớ.
2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.
3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.
4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, tới lúc nóng là không kiềm chế nổi).
5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.
6. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.
7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm.
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Nếu như thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…
8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.
9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…
10. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.
Theo đồng hồ sinh học thì:
- Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu.
- Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.- Trong các giai đoạn ngủ sâu thì cơ thể tiết nhiều hooc môn để cân bằng và nâng cao sức đề kháng, mà thức khuya thì khiến hoạt động ấy xảy ra chậm và ít hơn.
Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.
Hi vọng qua bài viết này phần nào bạn đã hiểu rõ tác hại của việc thức khuya và hãy khắc phục nó để cơ thể của bạn được bình thường và bạn luôn khỏe mạnh.
Tìm thấy trên net.
PHƯƠNG LAN hb 7:05PM 10/29/2014.



Tuesday, October 28, 2014

CHUYỆN TÌNH CỦA VŨ NỮ HÀ THÀNH VỚI VUA BẢO ĐẠI

Chuyện tình của vũ nữ Hà thành 
với vua Bảo Đại

Nổi tiếng nhan sắc và đa tình ở đất Hà thành, được các công tử con nhà giàu ngưỡng mộ, nhưng không có ai với tới cả, vì vũ nữ Lý Lệ Hà là người tình của ông hoàng Bảo Đại, người được mệnh danh là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời.

Khi Lý Lệ Hà gặp Bảo Đại thì ông đã có những bà vợ và nhân tình tuyệt sắc giai nhân khác. Nhưng với ông hoàng không chỉ "cặp kè" với người đẹp ở quê hương, ông hoàng Bảo Đại còn có những người đàn bà Trung Hoa, Hong Kong, Pháp, Nhật Bản, Zaire... Đối với họ, lúc nào ông cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Với Lý Lệ Hà cũng là người tình được Bảo Đại coi trọng như thế...



Từ gái quê... đến vũ nữ hoa khôi nổi tiếng
Vào những năm 1930 của thế kỷ trước, ở khu phố Khâm Thiên, Hà Nội có 6 vũ trường và ở đường Bà Triệu có vũ trường Liszt nổi tiếng nhất, vì có một vị khách đặc biệt, mỗi khi mỹ nhân đến là mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía cô. Đó là Lý Lệ Hà nhảy rất lả lơi và "nóng bỏng"...
Lý Lệ Hà vốn xuất thân là một cô gái nông thôn nghèo quê ở Hải Phòng, được mọi người quen gọi là Thông. Năm 1932, cô bắt đầu sống bằng việc “buôn hương bán phấn” nổi tiếng về sắc đẹp quyến rũ. Khoảng 1934 (hay 1935), cô trú tại một nhà hát cô đầu ở khu phố Quán Bà Mau ở đất Cảng. Năm sau, cô lên Hà Nội và tiếp tục làm gái nhảy cho một vũ trường ở phố Khâm Thiên của một vũ nữ lừng danh Hà thành là cô Đốc Sao.
Vào năm 1938 (hay 1939), cuộc thi hoa khôi đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Đông. Những cô gái tham dự không phân biệt tuổi tác, nhưng với điều kiện là phải mặc áo lụa Hà Đông. Lệ Hà đã tham dự cuộc thi nhan sắc và đoạt giải Hoa khôi. Đồng thời, qua cuộc thi, người đẹp mặc áo lụa Hà Đông đẹp đến mức trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyên Sa sáng tác bài thơ và được người nhạc sĩ trẻ tài hoa Ngô Thụy Miên phổ thơ thành nhạc áo Lụa Hà Đông.
 
Từ buổi ấy, nàng vũ nữ hoa khôi Lệ Hà có nhiều người theo đuổi, nhưng cô ta cũng biết phân phát ân huệ để đổi lấy quà biếu hay tiền mặt trong khi vẫn đi tìm đối tượng ý hợp tâm đầu... Cô có rất nhiều mối tình với những người nổi tiếng: những doanh nhân, trí thức cả Ta lẫn Tây; nhưng hai người để lại nhiều kỷ niệm đẹp nhất là kép hát Bảy Nhiêu và ông hoàng Bảo Đại.
Khi vũ nữ gặp “ông hoàng đa tình”
 
Trước hết, nhắc qua về ông hoàng Bảo Đại (1913 - 1997) có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là con của Vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu và là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn. Ông từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: "Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người". "Con người Bảo Đại có một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bảy phần mười của Hamlet... ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm chí gái điếm...", một người thân thiết của cựu hoàng đã bình phẩm.

Tác giả Lucien Bodart trong cuốn sách Chiến tranh Đông Dương - Sự nhục nhã (xuất bản năm 1973 tại Paris) cũng đề cập tới tính trăng hoa của Bảo Đại. Điều đó không chỉ gây rắc rối cho ông, mà còn khiến một số người khác bị vạ lây. Ông Lucien Bodart viết: "Nam Phương ghen tuông đã có ý định cho lái xe bắn lén vào những kẻ đang tình tự (ý nói Hoàng đế Bảo Đại và người tình) ở Đà Lạt. Bà Decoux, vợ quan Toàn quyền đã phải hi sinh thân mình trong vụ đáng buồn này. Bà đã đi nhanh đến chỗ hẹn hò để ngăn một vụ án mạng...".
Tuy án mạng đã không xảy ra, nhưng phu nhân Toàn quyền vì phóng xe quá nhanh để ngăn vụ bắn Bảo Đại và người tình nên đã thiệt mạng. Một số sách cũng chép rằng, xuất hiện cùng thời với bà Mộng Điệp trong quan hệ tình cảm với ông hoàng Bảo Đại còn có bà Lý Lệ Hà, nổi tiếng nhan sắc và đa tình. Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại quan hệ công khai với Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc. Với Lệ Hà, lúc nào ông cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy.
 
Theo một số nguồn tư liệu thì vũ nữ Lý Lệ Hà đã quyến rũ ông hoàng Bảo Đại vào những năm 1940. Tin đồn về sắc đẹp của cô gái họ Lý đã đến tai người anh em họ tận tình Vĩnh Cẩn và ông này đã đưa Lý Lệ Hà đến gặp Bảo Đại tại nơi ở tại thủ phủ xứ Nam Kỳ. Khi ông về đây để chữa chân gãy trong một cuộc đi săn mà thực chất là hẹn hò với người tình ngoại quốc ở Đà Lạt. Theo một báo cáo mật của Sở mật thám Pháp, vào thời điểm đó, Lý Lệ Hà đã có chồng nhưng đó không phải là sự trở ngại để cô vũ nữ đi nhảy đầm ở các tiệm nhảy ở Sài Gòn. Tóm lại, anh chồng dù có biết cũng lánh mặt...
Chiêu "bẫy tình" của vũ nữ vang danh Hà thành
Với kinh nghiệm tình trường dày dạn, Lệ Hà liên tục có các chiêu "tấn công", khiến ông hoàng Bảo Đại luôn luôn bị động, lúng túng và gục ngã vô điều kiện. Có giai thoại rằng, lúc ở vũ trường Liszt, Lý Lệ Hà thường nhảy với một thanh niên tên là Hạnh. Hạnh là thợ may có tiếng ở số 10 phố Hàng Bông, mê nhảy đến mức 30 tuổi vẫn không lấy vợ. Ông Nguyễn Bắc (Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (từ 1954-1979), người hoạt động bí mật ở Hà Nội và là người chắp nối liên lạc giữa các trí thức với chiến khu, cũng là bạn của Hạnh kể, có lần đang nhảy điệu valse với Hà, có hai mật thám đến, ghé vào tai Hạnh bảo: "Tiên sư mày, muốn yên thân thì dừng ngay để bọn tao đưa cô lên hầu cụ (Bảo Đại)".
 
Sau khi chính thức là người tình của Bảo Đại, vũ nữ Lệ Hà và ông hoàng lúc nào cũng "dính" chặt lấy nhau trong thời gian ông sống ở Hà Nội, khi làm Cố vấn tối cao của chính phủ lâm thời VN; rồi cả ở Hong Kong, dù lúc đó ông hoàng vẫn "mặn nồng" với Thứ phi Mộng Điệp, còn Hoàng hậu Nam Phương đang ở Huế. Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại quan hệ công khai với Lý Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc... Tuy nhiên, cuộc tình "động trời" này cũng kết thúc vì Bảo Đại vốn là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng ngông cuồng, mê gái và ham chơi, chỉ một mực chạy theo khoái lạc trên đời.
Theo một số tài liệu, người đẹp Lý Lệ Hà cũng sang Pháp, kết hôn với một ông chồng bản địa và sống tại một làng ngoại thành Paris. Bà chưa gặp lại ông hoàng một lần nào từ khi đặt chân đến Pháp... Thế nhưng mãi đến bây giờ, chuyện tình của bà và vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam vẫn gây thu hút cho thế hệ mai sau.
Thành Nam

ÁO LỤA HÀ ĐÔNG


Áo Lụa Hà Đông


 
Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan).
Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Viet Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hà nội, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác..miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà nội kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.
Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp "chân lấm, tay bùn" này và chỉ một thời gian sau Lý lệ Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.

Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu "thuần nông" phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng "Áo Lụa Hà Đông" khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
 
Và đây là nguyên văn bài Thơ: Áo Lụa Hà Đông:
 
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mua thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa
gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
thơ học trò anh chất lại thành non
và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
em không nói đã nghe từng gia điệu
em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
em đi rồi, sám hối chạy trên môi
những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng
em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
 
Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạn như thế?
Cách Hà nội 10km có một làng chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình...

Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này. Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ...
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay: “Tiếng thơ buồn vọng lại…”
Mời Thân hữu cùng nghevới NNS : Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên và Nguyên Sa để nhớ một thời...

 
Mời xem và nghe nhạc ,qua YOUTUBE :
Thơ: Nguyên Sa, Nhạc: Ngô Thuỵ Miên,
 Tiếng hát: Duy Trác,
Thực hiện video: Vân Nguyễn
. http://thienphuoc.net

PHƯƠNG LAN hb tìm thấy trên net
10/28/2014 6:30PM


Monday, October 27, 2014

NGÀY VUI ...ĐÃ ĐẾN

NGÀY VUI ...ĐÃ ĐẾN

Bạn cũ quý hồ như rượu cũ
Càng ủ lâu ngày lại càng ngon
Vâng , đúng vậy . Hai câu thơ của một người bạn ĐHSP ngày nào  thật chí lý và rất hợp tình , hợp lý trong cuộc hội ngộ của chúng tôi, Trưng Vương quận Cam và bạn Thanh Tịnh.
Rượu ủ lâu ngày  ngon bao nhiêu  thì tình bạn Trưng Vương của chúng tôi được ủ suốt 45 năm , gần nửa thế kỷ thì lại ngon và đậm đà bấy nhiêu.

Hơn 1 tháng nay , được tin bạn tôi ,Thanh Tịnh từ xứ Úc châu xa lắc sẽ đến thăm Hoa kỳ, TV quận Cam và San Jose đã lao xao chuẩn bị để đón tiếp bạn . Chào mừng Thanh Tịnh và anh Tuấn.



Từ hồi chúng tôi chia tay vào mùa hè năm ấy, lâu thật là lâu, mỗi đứa chúng tôi có nhiều ngã rẽ khác nhau , và hôm nay, một buổi trưa chủ nhật thật đẹp, trời không chút nắng ,vài cơn gió mát, trên con đường dẫn đến nhà hàng Brodard Chateau, chúng tôi 9 đứa đã gặp lại nhau . Niềm vui hội ngộ mùa thu đã dừng lại ở đây , với những cái ôm nhau thật chặt, với những câu chuyện của 45 năm xa nhau không dứt, ai cũng muốn nói và ai cũng muốn nghe, chỉ có hai nam nhân ngồi lặng yên, ngắm nhìn niềm hạnh phúc của chúng tôi, đó là anh Tuấn, ông xã của Tịnh và  Hưng, cháu của Ngọc Anh.

 Những ngày chờ đợi để được gặp nhau là những ngày thư qua , thư lại với một tâm trạng nôn nao, đếm ngược thời gian...

Mới đến Mỹ quốc , ngủ một ngày vì bị thay đổi múi giờ . Xen kẽ lúc ngủ là thức giấc vài lần đi ra ngoài nhậu  một bụng với gia đình . Chờ tỉnh hồn chút chút rồi mở hộp thư , nhận được lời chào mừng dễ thương của Lan tỉ tỉ và các bạn . Hoành thánh ơi , cảm động bùi nhùi . Quên ,  nói lộn chứ không có cái bùi nhùi chà nồi  ở đây  , nói lại : cảm động ngậm ngùi . À , quên lần nữa không có vụ ngậm ngùi ở đây , là cảm động bùi ngùi .
Thấy chưa bé Tịnh vẫn còn nhớ chữ Việt , chỉ tại "nó" giống nhau nên thỉnh thoảng ...lơ mơ một tí tẹo . Hẹn gặp các bạn . Mong gặp các bạn . 

Bé Tịnh và các bạn TV OC thân mến,
Thế là cuối cùng chúng mình sẽ có 1 buổi họp mặt thật có ý nghĩa. Gặp bé Tịnh từ Úc châu... sau 45 năm , gần nửa thế kỷ đó các bạn ạ..Sao thấy nôn nao quá!
Cám ơn các bạn đã trả lời , thế là PLan yên tâm rồi.
 Lan thân thương ơi ,
Các bạn nhớ thiệt là nhớ của Tịnh ơi ,
Sau nhiều thư kêu réo của Hưng , cuối cùng một Kangaroo già cũng đã khăn gói lên đường thăm Mỹ quốc , thăm thân nhân , thăm Lan và các bạn ở OC , thăm Hưng và các bạn ở SJ...
 Rất vui mừng nhận tin Lan đã rủ rê các bạn hop mặt nhân dịp này . Chỉ mới nghĩ tới cảnh tái nạm sau 45 năm xa cách , được nhìn thấy nhau , ôm nhau ( chúng ta sẽ ôm nhau từng người hay ôm dính chùm tất cả  cho ấm nhỉ ? ) và tha hồ trò chuyện với nhau . Ôi cuộc đời sao đẹp "thế cơ chứ" . Nhất là rời nhà hàng còn có cái vụ chí ma phù nữa . Chí ma phù làm cho cuộc đời lại đẹp thêm , thế cơ chứ . Các bạn cố gắng sắp xếp nhé . Các bạn phải đến nhé .Muốn không quên thì hãy ghi vào tờ giấy hay quyển lịch hai  chữ to đùng "Thanh Tịnh " thì sẽ nhớ . 
Tịnh mong gặp các bạn vô cùng . Cám ơn Phương Lan . Ngọc Anh mời người thân cùng đến thì Tịnh càng hân hạnh . Nội ơi , hai đứa mình nhắm mắt , mò mò xem có nhận ra nhau không nhé .
Mong lắm cái Chủ Nhật dễ thương !
 Và cái Chủ Nhật dễ thương đó đã đến. Vui và hạnh phúc biết bao . PLan bế bé Tịnh lên ( nếu mà vừa bế vừa quay vòng vòng nữa thì y hệt như trong xi nê ma rồi hihihi). Các bạn khác tay bắt mặt mừng , khen ngợi Tịnh vẫn xinh xắn, be bé như xưa...
 T->P:Nội,M.Hạnh,P.Lan,T.Tịnh,Hương,N.Anh,Mỹ,H.Phúc

Chúng tôi cùng nói chuyện , cùng chia nhau những miếng bánh mì ăn với cà ri cá, gỏi xoài hải sản, phở áp chảo với những ly trà, chanh dây, sinh tố bơ , sầu riêng...trong tiếng nói, tiếng cười ồn ào cả một góc phòng của nhà hàng. Câu chuyện ngày càng hào hứng khi nhà thông thái Mỹ giải đáp mọi thắc mắc từ chuyện ăn uống , bệnh tật , cách chữa trị. Bạn tôi còn mách nước cho Tịnh những kinh nghiệm khi đi kéo máy ở casino. Thế là đề tài này được bàn luận sôi nổi , người đồng ý, người không đồng ý , nhưng cuối cùng cứ được nghe âm thanh leng keng của những đồng xu rơi ra từ máy kéo là vui rồi.
Và chụp hình là một mục hào hứng nhất.

 Rồi đến màn trao quà kỷ niệm cho nhau thật cảm động. Những ly ô mai của bạn Hương ngọt ngào tình bạn. Những quà tặng của Thanh Tịnh đưa chúng tôi đến với đất nước Úc châu ,gợi lại những kỷ niệm với  cô bạn xinh xắn ngày ấy . Tình bạn thật ấm áp! Hoan hô tình bạn của chúng ta.
Rời nhà hàng lúc 2:00PM, căn phòng nho nhỏ, ấm cúng của tôi  lại đầy ắp tiếng cười nói của chúng tôi . Cám ơn các bạn đã mang niềm vui và hạnh phúc đến cho PLan. 
Cùng bên nhau xem lại DVD " Trưng Vương 62-69, ngày tháng cũ" với những tà áo trắng bay bay, với những khuôn mặt trẻ thơ của ngày nào. Ký ức được tái hiện lại khi xem một tấm hình, với những tiếng reo vui ,"  Tịnh với Nội và PLan kìa...Ủa, sao một bầy lại trốn học đi Sở thú...không phải đâu , mình được nghỉ vì cô bệnh ấy mà..." Các bạn có nhớ bạn Hiền không?  và lại được biết thêm những câu chuyện về bạn . Những hồi ức thật dễ thương của một thời áo trắng.Chúng tôi xúm xít bên nhau , ngồi bên nhau thật sát để thấy ấm áp hơn.

Chúng tôi quây quần bên nhau cùng Thanh Tịnh cắt và chia bánh .Câu chuyện và tiếng cười thoải mái của mỗi bạn kéo dài và chúng tôi thấy mình như trẻ lại. Những giờ phút bên nhau thật hạnh phúc ở độ tuổi chúng tôi. Có nằm mơ chúng tôi cũng không thể tưởng tượng ra được , chúng tôi lại được nhìn tận mặt, cầm tay nhau sau  45 năm trên đất khách quê người. Một cuộc hội ngộ thật cảm động và cũng thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Phải có duyên lắm mới được cùng ngồi bên nhau trò chuyện và cùng ăn uống phải không các bạn thân yêu của tôi. Hãy nhớ mãi những giờ phút này, các bạn nhé.
Ăn bánh , uống trà chúc mừng cuộc hội ngộ với Tịnh và anh Tuấn và cũng mừng nhau sức khỏe. Hạnh phúc là đây, thật bình thường và giản dị.
Cuộc vui nào cũng phải chia tay , dù chia tay trong ngậm ngùi và luyến tiếc.
Dần , Hạnh và Hồng Phúc về trước . Hương , Mỹ, Nội , Tịnh cũng lưu luyên chia tay nhau  . Lại có nhiều phút bên Tịnh và Hương . Cháu của Tịnh đến. chia tay với anh Tuấn và Tịnh. Lại chia tay với Huơng khi con trai của Huơng đến.
Tạm biệt để lại gặp nhau vào tối mai cùng rủ nhau đến Bồ Đề Tịnh Tâm trai để giữ thêm nhiều kỷ niệm. Hãy nhớ mãi cuộc hội ngộ mùa thu này , các bạn nhé.

Bạn già Thanh Tịnh và Phương Lan.

PHƯƠNG LAN hb 12:10AM 10/26/2014