THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Wednesday, March 27, 2013

LỜI CUỐI - PKD

LỜI CUỐI
Tay trong tay em đưa Anh vào giấc ngủ
và rồi mình mãi mãi xa nhau..
Anh ơi...
em vẫn còn trẻ để trở thành goá phụ !!!
vì trong Anh muôn đời em vẫn là cô giáo nhỏ...
mà Anh đợi ở đầu đường Nguyễn Phi Khanh,
Anh dặn dò,
" em ngoan đừng khóc..."
nhưng sao lệ vẫn đọng đầy khóe mắt,
giọt ngắn, giọt dài...em ko muốn nhưng lại tuôn rơi,
 khăn tang trắng em quấn nhẹ nhàng lên mái tóc,
vì khối tình này sẽ sưởi nóng trái tim em,
Tùng ơi,
mình hẹn kiếp sau Anh nhé,
em vẫn là vợ hiền gọi mãi Anh là "cưng"
.................................................................
viết thay PLan và xin như một lời cuối tặng anh Tùng

pkdung

TV69 SAIGON- MÙA XUÂN HỘI NGỘ 2013


Kizoa slideshow: PLan hoi ngo voi TV69 Saigon, mua Xuan 2013. - Slideshow
Các bạn thân yêu,
PLan đã về lại nhà chiều thứ hai, sáng thứ ba đã đi làm lại.
PLan vẫn còn ngây ngất với những thương yêu và chân tình của các bạn TV69 SG.
Không hiểu tại sao cứ thấy buồn ngủ, lái xe phải mở nhạc thật lớn , về nhà, ăn cơm, dọn dẹp xong , lại nhớ cái giường, đã để báo thức , lại cứ muốn ngủ thêm , cho nên vội vội vàng vàng sợ đi làm muộn, bởi thế cho nên , Hưng viết thư thăm hỏi, để lại lời nhắn vì lo cho PLan một mình , không biết có khỏe không, mãi tối qua mới xin lỗi bạn và trò chuyện đến tối. H. Phúc, Hòa, Nội, K.Anh , V. Hải gọi phone hỏi thăm " cái Lan về nhà đã bình yên chưa"?
PLan vui và hạnh phúc lắm trong những quan tâm của các bạn già.
 Xin gửi đến tất cả các bạn TV69 SG lời cám ơn chân thành nhất, đã dành nhiều ưu ái cho PLan.
 Cảm động làm sao với bó hoa và giỏ trái cây trong ngày giỗ đầu của ông xã Lan.
 Cảm động rất nhiều khi các bạn đã lỡ hẹn trong ngày sinh nhật của người bạn đời mà ở bên Lan.
Nhớ lắm buổi sáng đi ăn sáng với V.Hải, buổi tối được bạn chở một vòng SG và tâm tình bên ly sinh tố.
Làm sao quên được Kim Thinh,Thu Loan và Lệ Nga đến thăm Lan , được Thinh chở đi may áo dài , đến Đại Quang thăm Thanh và được Thanh đưa về.
Nhớ Thanh với những ưu ái đặc biệt và những lần" nhe răng" khiến bạn xinh và trẻ đẹp hơn.
 Nhớ Mỹ Dung thâm trầm , luôn quan tâm đến PLan.
 Nhớ Khánh Hòa, dù vẫn còn ho , nhưng cùng với Mộng Hòe ,thật chu đáo  trong việc tổ chức họp mặt .
 Nhớ Mộng Hòe thâm trầm cùng đi ăn chay trong rằm tháng giêng.
 Nhớ những vòng tay thân ái và những bờ vai êm êm của các bạn TV 69 SG.
 Nhớ Thu Mai bé nhỏ mà chân trình dành cho PLan rất lớn.
 Nhớ Thu Hương xinh đẹp , trẻ trung với giọng nói nhẹ nhàng khi tâm tình.
 Nhớ Chi Mai với đôi vai gầy guộc , nụ cười thật hạnh phúc khi giới thiệu cô con gái rượu,    
 Nhớ Hồi với những múi mít thơm và ngọt nhu tình bạn TV69.
 Nhớ Lệ Nga đơn sơ mộc mạc , nụ cười như trẻ thơ với những dòng thơ đầy ý nghĩa.
 Nhớ Thu Loan chân chất dễ thương .
 Nhớ Yến với nụ cười thật tươi và trông như "tuổi teen"khi được Việt Hải cố vấn thời trang.
 Nhớ Bích Khiêm với giọng nói rổn rảng, là phụ huynh học sinh của PLan những năm 1990.
 Nhớ Hải Hậu chân tình kể chuyện ngày xưa đi làm đẹp...
 Nhớ nhất là những câu chuyện cười của Việt Hải làm cả bọn cười chảy nước mắt, và không thể nào quên những giọt nước mắt thương yêu của bạn dành cho PLan khi PLan nhắc đến một bờ vai.
Từng khuôn mặt của các bạn vẫn đầy ắp trong ký ức của PLan , nằm đâu đó trong trái tim nhỏ bé này, mãi mãi là những kỷ niệm ngọt ngào của mùa Xuân Quý Tỵ.
 Một chuyến về thăm quê hương thật hạnh phúc và nhiều niềm vui. Hành trang về nhà nặng trĩu những  thương yêu của các bạn TV69 Saigon.
PLan biết rõ một điều là mình thật hạnh phúc.
Xin cảm ơn các bạn thân yêu.
PLan.

Tuesday, March 26, 2013

BÀI THƠ TUYỆT VỜI

Bài thơ tuyệt vời

Nominated by UN as the best Poem Written by an African Kid 

When I born, I black
When I grow up, I black :
When I go in Sun, I black
When I scared, I black
When I sick, I black
And when I die, I still black

And you white fellow
When you born, you pink
When you grow up, you white
When you go in sun, you red
When you cold, you blue
When you scared, you yellow
When you sick, you green
And when you die, you grey
And you calling me colored??
 
__________
Bài thơ được tổ chức UN bình chọn là bài thơ hay nhất . Bài thơ được viết bởi một đứa bé Châu Phi

Khi tôi sinh ra, tôi màu đen
Khi tôi lớn lên, tôi màu đen

Khi tôi đi dưới mặt trời, tôi màu đen
Khi tôi sợ, tôi màu đen
Khi tôi đau, tôi màu đen
Và khi tôi chết, tôi cũng màu đen
.
Anh nói rằng anh trắng
Khi anh sinh ra, anh màu hồng
Khi anh lớn lên, anh màu trắng
Khi anh đi dưới mặt trời, anh màu đỏ
Khi anh lạnh, anh màu xanh
Khi anh sợ, anh màu vàng
Khi anh đau, anh màu tái (lục)
Và khi anh chết, anh màu xám
Và tại sao anh lại nói tôi là da màu !

 
Vì bài này quá đơn giản để dịch, v́ì quá nghẹn ngào mà dịch, quá cảm phục dưới cái nh́ìn tinh tế và cách lập luận logic của một đứa bé mà dịch, và thật sự bất ngờ trước những câu chữ thật đơn giản nhưng sức chứa đựng truyền tải thật phi thường mà dịch. 
Cho nên nói khi chưa biết làm thơ th́ì thấy vần điệu là hay, khi mới biết làm thơ th́ì thấy chữ nghĩa được tu từ đẻo gọt là hay, khi làm thơ được rồi thì́ thấy quan sát, đột phá, đổi mới là hay... Rồi cho đến một khi nào đó thì́ thấy tất cả đều là vô nghĩa. Chỉ cọ̀n lại tấm lòng với cảm xúc đích thực của chính ḿình tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi sự ràng buộc của ngôn từ - thi tứ, thoát khỏi sự gọt nắn, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính..khi đó mới thực sự đúng nghĩa là Thi Ca.
 


Thursday, March 21, 2013

Tình ca - Phạm Duy

TÌNH CA - PHẠM DUY
Bùi Phương


TINH CA - PD - THAI THANH - BP (HD).
TINH CA - PD - THAI THANH - BP (HD)

bởi buiphuong
TINH CA - PD - THAI THANH - BPLINK PPS : http://www.mediafire.com/view/?coqcy476ojzbc47
 

CHUYỆN TÌNH BUỒN ĐẰNG SAU CÂY VĨ CẦM TÌM THẤY TRÊN TÀU TITANIC

Chuyn tình bun đng sau cây vĩ cm tìm thy trên tàu Titanic

- Khi tàu Titanic chìm xuống, ban nhạc danh tiếng trên tàu cũng cùng chịu cảnh bi kịch với nó. Hơn 100 năm sau, người ta tìm thấy cây vĩ cầm của vị nhạc trưởng năm xưa và hé mở chuyện tình đẹp nhưng buồn của ông.
Cây vĩ cầm thuộc về nhạc trưởng Wallace Hartley vốn được cho là đã thất lạc nhưng vào năm 2006, con trai của một nhạc công nghiệp dư đã tìm thấy nó trên tầng gác mái nhà mình. Trên thân đàn có một mảnh bạc chạm khắc những thông tin giúp làm rõ nguồn gốc cây đàn.
Sau 7 năm nghiên cứu và tìm hiểu, cả quá trình tốn kém hàng ngàn bảng Anh, cuối cùng người ta đã có thể khẳng định cây vĩ cầm có chất liệu tuyệt vời, chống thấm nước này chính là cây đàn từng được nhạc trưởng Hartley chơi trên tàu Titanic.
Trong những phút đầu tiên khi con tàu Titanic đâm phải tảng băng trôi ngày 14/4/1912, vị nhạc trưởng 24 tuổi được lệnh triệu tập ban nhạc và chơi đàn để giúp hành khách bình tĩnh hơn trước cơn hoảng loạn. 8 nhạc công đã vô cùng dũng cảm đứng biểu diễn trên boong tàu trong khi hành khách tranh nhau leo lên thuyền cứu hộ.
Ban nhạc cứ tiếp tục chơi cho tới khi kết cục bi thảm nhất đến với họ. Được biết trong những giờ phút cuối cùng, họ đã chơi bản thánh ca nổi tiếng “Nearer, My God, To Thee” (Gửi Người, con đang tới gần hơn với Chúa).
Nhạc trưởng Hartley và những 7 thành viên trong ban nhạc và hơn 1.500 hành khách, thủy thủ đoàn đã vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương cùng con tàu huyền thoại rạng sáng ngày 15/4.
Cây vĩ cầm đóng bằng gỗ hồng sắc không thể tin nổi vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho tới hôm nay bất kể thời gian và việc nó từng nằm sâu dưới đáy biển 10 ngày. Có hai vết nứt dài trên thân bởi nước biển trước đây đã khiến gỗ bị co ngót.
Chuyện tình buồn đằng sau cây vĩ cầm tìm thấy trên tàu Titanic
Miếng bạc chạm khắc thông tin gắn trên thân đàn tuy đã bị ăn mòn nhưng vẫn là bằng chứng đắc lực giúp các nhà khoa học khẳng định được nguồn gốc của nó.
Với tấm lòng của người nghệ sĩ, Hartley trong phút cuối cùng khi tàu sắp chìm hẳn đã bỏ cây vĩ cầm vào chiếc vali bằng da. Nhiều người cho rằng Hartley đã lợi dụng sức nổi của chiếc vali để mong cứu được cả mình và cây đàn.
Nhiều người lại cho rằng ông biết mình sẽ chết nên trong phút giây cuối cùng đã ôm chặt lấy tình yêu lớn trong cuộc đời ông – cây vĩ cầm, khi trục vớt, người ta thấy thi thể Hartley ôm chiếc vali đựng đàn.
Cây đàn là do vị hôn thê của ông trao tặng – bà Maria Robinson như một món quà đính ước giữa họ. Trên miếng bạc gắn ở thân đàn có khắc dòng chữ: “Dành tặng anh Wallace nhân ngày đính hôn của chúng mình. Em Maria.”
Sau khi trục vớt được cây đàn, người ta đã đem trao trả nó cho bà cùng với những vật dụng cá nhân khác của ông Hartley. Bà Robinson về sau không lấy ai khác và qua đời ở tuổi 59. Cây đàn kể từ đó lưu lạc qua nhiều đời chủ. Sau khi tìm lại được, dự kiến cây đàn quý sẽ được đem triển lãm khắp thế giới kể từ cuối tháng 3 này và sau đó sẽ đem bán đấu giá.
Đại diện nhà đấu giá cho biết: “Đây là món đồ quan trọng nhất gắn liền với tên tuổi con tàu Titanic và có lẽ nó cũng là món đồ có giá trị nhất bởi tất cả những câu chuyện gắn liền với lịch sử cây đàn.”
Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Cây đàn được tìm thấy trong chiếc vali da 10 ngày sau khi vụ tai nạn xảy ra. Nước biển đã làm hỏng thùng đàn với hai vết rạn.
Nhạc trưởng Wallace Hartley và vị hôn thê Maria Robinson.
Wallace trong giây phút cuối đời vẫn nhớ phải bỏ cây đàn vào chiếc vali da. Tuy vậy, môi trường nước biển vẫn gây ra hai vết rạn trên thân đàn.
Sau này, người ta có tìm thấy cuốn nhật ký của bà Maria Robinson – hôn thê của nhạc trưởng Hartley viết ngày 19/7/1912 rằng: “Mình muốn thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với những người đã mang về đây cây vĩ cầm của anh. Cây vĩ cầm giờ đây là sợi dây kết nối tình yêu giữa chúng ta.”
Bà Maria khi đó chỉ xin nhận lại cây vĩ cầm, những món đồ tùy thân của Hartley như hộp đựng thuốc lá bằng bạc hay nhẫn đeo tay bằng vàng đều được gửi lại cho cha của ông.
Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Sau khi biết bà Robinson ở vậy, cha của Harley đã vô cùng xúc động và gửi tặng những món di vật nhỏ của con trai cho bà. Chiếc vĩ cầm đặt trong hòm vali da cùng những món đồ lưu niệm được bà Robinson cất giữ cẩn thận cho tới khi bà qua đời. Đáng tiếc, sau đó, những món đồ trong nhà bà bị phân tán đi nhiều nơi và thất lạc không ít.
Cây đàn lưu lạc tới tay người chủ hiện nay. Người này xin được giấu tên, từng viết tới cho nhà đấu giá Henry Aldridge & Son: “Tôi nghĩ mình nên làm điều có ý nghĩa nhất đối với cây vĩ cầm. Hiện tại, nó đã không còn chơi được nữa nhưng tôi tin nó có một lịch sử lưu lạc rất đáng kể.”
Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Lá thư mà mẹ Hartley từng viết cho con trai cũng được tìm thấy trong túi áo của ông khi người ta trục vớt con tàu.
Chiếc đàn sau đó được đưa tới cho các nhà khoa học nghiên cứu, khi thông tin về cây đàn được chính thức khẳng định, nhà đấu giá cho biết họ vô cùng vui sướng và mọi việc quá tuyệt vời đến mức họ không dám tin đó là sự thật.
“Chúng tôi đã dành ra 7 năm để thu thập đầy đủ bằng chứng và giờ đây đã đạt đến cái đích cuối cùng.”
Chiếc đàn và một vài di vật nhỏ của Hartley mà người ta còn giữ lại được cho tới hôm nay.
Thông điệp tình yêu được chạm trên mảnh bạc gắn ở thân đàn: “Dành tặng anh Wallace nhân ngày đính hôn của chúng mình. Em Maria.”
Trong những bộ phim và sách truyện kể về tàu Titanic, người ta luôn khắc họa hình ảnh nhạc trưởng Wallace Hartley chơi cây vĩ cầm.
Một món đồ trang sức nhỏ của bà Maria Robinson có lồng tấm hình của hôn phu.
Một món đồ trang sức nhỏ của bà Maria Robinson có lồng tấm hình của hôn phu.
Tàu Titanic lúc rời cảng Southampton tháng 4/1912 để bắt đầu chuyến hải trình bi kịch.
Tàu Titanic lúc rời cảng Southampton tháng 4/1912 để bắt đầu chuyến hải trình bi kịch.

Theo DailyMail









__._,_.___

.

__,_._,___
-->

Friday, March 15, 2013

NGƯỜI ĐÀN BÀ THỨ HAI

NGƯỜI ĐÀN BÀ THỨ HAI
Một bài thơ dễ thương
 


          Người đàn bà thứ hai

Tên:  nguoi dan ba thu 2.gif  Xem: 13  KT:  58,7 KB


Mẹ đừng buồn khi anh ấy yêu con
Bởi trước con, anh ấy là của mẹ
Anh ấy có thể quên con, một thời trai trẻ
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ, mẹ ơi!

Mẹ đã sinh ra anh ấy trên đời
Hình bóng mẹ lắng vào tim anh ấy
Dẫu bây giờ, con được yêu đến vậy
Con cũng chỉ là ... người đàn bà thứ hai.

Mẹ đừng buồn!
Những hoàng hôn và những ban mai
Anh ấy có thể nhớ con hơn nhớ mẹ
Nhưng con chỉ là một cơn gió nhẹ
Mẹ luôn là bến bờ thương nhớ của đời anh

Con chỉ là một sợi khói mỏng manh
Bao người đàn bà khác có thể thay thế con trong tim anh ấy
Nhưng có một tình yêu âm ỷ cháy
Anh ấy chỉ dành riêng cho mẹ mà thôi

Anh ấy có thể sống với con đến suốt cả cuộc đời
Cũng có thể chia tay trong ngày mai, có thể…
Nhưng anh ấy suốt đời yêu mẹ
Dù thế nào, con cũng chỉ thứ hai.
 
 
http://i917.photobucket.com/albums/ad12/lisado82/i-love-cofee.jpg

Monday, March 11, 2013

TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA

TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA.

      Mái nhà xưa của tôi là mái nhà nơi chị em chúng tôi đã chung sống dưới sự thương yêu và chăm sóc của Ba Mẹ tôi.
      Dưới mái nhà ấm cúng này, chị em tôi đã nên người và thành đạt. Rồi từ từ các chị em tôi lần lượt rời mái nhà này để có một gia đình mới, một cuộc sống mới. Thế nhưng những ngày lễ Tết , chị em chúng tôi lại tề tựu về đây, quây quần dưới mái nhà thân yêu này.

Tết năm 1996
Tết 1997
Tết 2001
    Mái nhà ấm cúng đó chính là căn nhà số 13 đường Nguyễn Phi Khanh,  một căn nhà nhỏ , nhưng niềm vui và hạnh phúc thì thật là nhiều.
    Làm sao có thể quên được những buổi ăn sáng cuối tuần, bao giờ cũng đầy đủ cả nhà cùng ngồi ăn . Cả nhà tôi đã cùng chia nhau những hạnh phúc và cùng bên nhau những lúc gian khó của cuộc sống.
    Làm sao có thể quên được những bữa cơm gia đình tôi bên nhau , con cái mời cha mẹ trước khi cầm đũa.
   
    Lần này trở về mái nhà xưa sau một chuyến bay dài với tâm trạng nôn nao và háo hức , căn nhà nhỏ bé ngày nào đã thành một ngôi nhà rộng lớn, khang trang và đầy đủ tiện nghi ,  8 chị em tôi đoàn tụ dưới mái nhà này, nhưng Ba Mẹ tôi đã không còn. Một nỗi buồn mênh mang tràn ngập trong tâm hồn tôi.    

    Thương nhớ Ba Mẹ bao nhiêu , tôi lại cám ơn những công sức và phúc đức của hai đấng sinh thành đã để lại cho chị em tôi. Niềm vui tràn ngập trong lòng với bao nhiêu ấm áp của gia đình , của các chị em tôi, tíu tít nói cười , và niềm vui lại tăng thêm khi tôi được gặp lại cô em của tôi , Phương Hà, sau 31 năm xa cách. Tuy vẫn được nghe giọng nói của nhau, tuy vẫn thấy nhau qua những hình ảnh, thế nhưng bây giờ, ngay trong ngôi nhà của Ba Mẹ tôi, ngôi nhà thân yêu mà chị em chúng tôi đã cùng lớn lên , cùng chia sẻ bao niềm vui , nỗi buồn , chị em tôi đã ôm nhau thật chặt trong niềm vui hội ngộ. Thật là một sự trùng phùng đáng nhớ, tôi sẽ không bao giờ quên.




      Đã lâu lắm rồi , 7 chị em gái chúng tôi  và cậu em trai chưa được gặp nhau cùng một lúc.Năm nay , mùa Xuân Quý Tỵ, dưới mái nhà xưa này, 8 chị em chúng tôi đã trùng phùng . Thật là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ba Mẹ tôi chắc là vui lắm !
    Tết năm nay, Xuân Quý Tỵ , chị em tôi cùng ngồi chung một bàn ăn , cùng chuyện trò , cùng cười vui. Chưa lúc nào tôi thấy cậu em tôi lại vui và nói cười nhiều như thế. Cậu em tôi vốn ít nói, tình cảm dành cho các chị thì đầy ắp trong lòng , nhưng ít khi thổ lộ. Mấy chị em tâm sự đến tận 2 giờ khuya mới chúc nhau ngủ ngon. Thật là hạnh phúc! Tôi vẫn nhớ mãi những khoảnh khắc đáng nhớ này.



    Ba chị em tôi sống xa nhà, hẹn nhau cùng về nhà đón Tết , cả nhà quây quần đón mừng năm mới trong một mùa Xuân đoàn tụ.
     Những ngày chuẩn bị đón năm mới mới rộn ràng và nhộn nhịp làm sao ! Chị em chúng tôi cùng bên nhau trong mọi việc , đi chợ , nấu nướng , dọn dẹp. Vui nhất khi mấy chị em đi mua hoa , cả một vườn hoa đã được khiêng về trong căn nhà khang trang của chúng tôi. Chậu hoa mai đẹp dành cho Ba tôi, hai chậu quất sai trái dành cho Mẹ tôi, rồi hoa cúc vàng tươi thắm điểm thêm những chậu hoa phụng vỹ đỏ thắm làm cho phòng khách của nhà tôi đầy sắc xuân.
Vui nhất là hình ảnh  hai chị em tôi bê hai chậu hoa cúc đi bộ về nhà trong tiếng cười rộn ràng của  chị em tôi.


Trong Đền Đức Thánh Trần


Ba chị em tôi : Hà, chị Vân , Lan.
Sắc xuân tràn ngập trong mái nhà xưa.

         Giao thừa năm nay, gia đình tôi  không đi lễ ở Đức Thánh Trần như mọi năm , chị em tôi cùng đến thăm Ba Mẹ tôi trên chùa . Chị em tôi đã xúc động và ai cũng khóc khi nhớ đến hai đấng sinh thành.



Chuẩn bị đón giao thừa Xuân Quí Tỵ


Thăm Ba Mẹ
     Những buổi tiệc nối tiếp nhau, đón Ông bà ngày 30 Tết , rồi đưa Ông Bà đi ngày mùng 3 Tết, chị em tôi xúm xít có nhau trong những câu chuyện nói hoài không dứt.


 Sáng mùng 2 Tết , mấy chị em rủ nhau đi đường hoa Nguyễn Huệ , người người chen nhau , chờ nhau để được chụp hình, ngắm người nhiều hơn là ngắm hoa!!!!


Đường hoa Nguyễn Huệ





Chợ hoa gần nhà.

     Tôi yêu mái nhà xưa . Tôi đã được trở về mái nhà xưa , nơi đây tôi đã có tình  gia đình, có tình chị em. Chị em tôi 7 đứa , thêm cô em dâu , đã thành 8 chị em gái. Chị em tôi thương yêu nhau , nương tựa nhau , nâng đỡ nhau trong cuộc đời . Và tôi rất hạnh phúc khi được trở về mái nhà xưa .





 Đâu đây  bài hát ...
" Về đây khi mái tóc còn xanh xanh....:văng vẳng từ CD của tôi lại càng làm tôi nhớ nhà hơn...
   Mái nhà thân yêu ơi, tôi sẽ trở về....

PHƯƠNG LAN 
(03/17/2013)







   
Dean Martin - Come Back to Sorrento by theUnforgettablesTv

THIẾU NỮ VIỆT GÂY CHÚ Ý vì BỘ VÁY LÀM BẰNG BÁO CŨ

Thiếu nữ gốc Việt gây chú ý vì bộ váy làm bằng báo cũ

Khoác trên mình bộ váy tự thiết kế bằng giấy báo cũ độc đáo đến tham quan văn phòng báo Newseum, thiếu nữ gốc Việt Jennifer Trần đã gây chú ý ở cộng đồng mạng Mỹ.

Theo Washington Post, hàng năm có hàng nghìn du khách viếng thăm văn phòng báo Newseum để được chụp hình đăng trên trang nhất của 80 tờ báo trên thế giới.

Jennifer Trần, thiếu nữ 15 tuổi gốc Việt tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia là một trong số đó. Tuy nhiên, không giống với những người khác, Jennifer Trần đến Newseum trong trang phục hết sức đặc biệt: váy làm bằng báo.
Mặt trước của chiếc váy là một trang báo của tờ Washing Post và mặt sau là tờ New York Times.
Trên chặng đường từ nhà đến văn phòng báo Newseum, Jennifer Trần thu hút mọi ánh nhìn của những người qua đường. Họ ngỡ ngàng và sau đó trầm trồ ngợi khen chiếc váy cũng như nét duyên dáng của cô gái trẻ. Không ít người ghi lại hình Jennifer Trần và còn đề nghị được chụp ảnh chung với cô.

Ngay sau đó, một số bức hình của cô được đăng tải trên mạng và lập tức tạo nên một hiện tượng mới. Câu chuyện về Jennifer Trần cũng như chiếc váy của cô nhanh chóng xuất hiện trên trang Washington Post và Huffington Post. Nhìn chung cả hai đều đánh giá rất tích cực khi cho rằng sự sáng tạo của cô đã mang lại một ý nghĩa mới cho các tờ báo.
Trên trạng mạng xã hội, nhiều người cũng đưa ra bình luận về “bộ cánh” độc đáo của cô gái gốc Việt.
“Quá đẹp! Tôi cũng muốn có một chiếc váy như vậy”, một người có tên Bethany Shae Collins nhận xét. Trong khi đó, Doug Finch, một cư dân mạng khác cho rằng: “Thật hoàn hảo. Báo chí được tôn vinh theo một cách mới”.

Trước những bình luận hết sức tích cực này của dư luận, Jennifer Trần không khỏi xúc động. Jennifer cho biết, cô may chiếc áo đầm này vào mùa thu năm 2011, để làm trang phục cho ngày Halloween.
“Tôi không nghĩ nó lại tạo ấn tượng mạnh như vậy. Ban đầu tôi nghĩ đơn giản là mặc trang phục này đến văn phòng báo thì phù hợp chứ không có ý gây sự chú ý”, Jennifer Trần cho hay.
Jennifer Trần chia sẻ rằng, cô rất thích tự may quần áo và muốn may quần áo tiết kiệm năng lượng và có thể tái sử dụng. Cô gái gốc Việt cũng cho biết đã phải mất hai tuần lễ khó nhọc mới may xong chiếc váy bằng giấy báo này.
“Sau khi lên ý tưởng, tôi bắt đầu công đoạn cắt báo sao cho vừa với kích thước của mình. Sở dĩ tôi sử dụng báo cũ New York Times làm mặt sau bởi bản giấy của nó khá to, có thể giúp tôi che hết phần lưng. Còn mặt trước tôi chọn tờ Washington Post bởi trụ sở của tòa soạn gần nơi tôi sinh sống. Tiếp đến là công đoạn khá khó khăn: dùng chỉ khâu những tờ báo lại với nhau. Tôi phải rất cẩn thận để các tờ báo không bị dúm”, Jennifer Trần tâm sự.
Sự hưởng ứng nhiệt tình của dư luận ban đầu khiến Jennifer Trần nảy ý định bán lại chiếc váy, nhưng sau đó cô nghĩ lại và quyết định tặng nó cho văn phòng báo Newseum để phục vụ cho buổi trưng bày của Newseum sắp tới


__._,_.___