Lò mò đánh tên bạn mình, đọc được bài viết của tác giả Bảo Lâm viết
về cuốn tạp bút " TIếng rao đêm" mà bạn mình vừa tặng cho mình và các
bạn (gửi từ Việt Nam).
NỖI NHỚ TRONG TIẾNG RAO ĐÊM
“Tiếng
rao đêm” là cuốn tạp bút mới của tác giả Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân. Những
hồi ức và cảm nhận về ẩm thực Việt đã được bà trải lòng qua từng trang
sách.
Nổi lên xuyên suốt trong tập tạp bút này chính là nỗi nhớ.
Chính nỗi nhớ sâu thẳm chất đầy trong tâm hồn đến một lúc không kìm nén
được đã bật ra thành lời “Đúng là Hà Nội đã đọng lại trong tôi nhiều nỗi
nhớ vô kể và một trong những nỗi nhớ ấy là các món ăn...”. Nhớ về các
món ăn mang phong vị Bắc, tác giả đã nhắc đến cái thú của những lúc được
nhâm nhi hạt lạc rang húng lìu bên cạnh Hồ Gươm, hay vị ngon của miếng
cơm nắm nhỏ nhẹ chấm với muối vừng.
Cũng trong nỗi nhớ, bà dẫn người đọc thưởng thức từ bún đậu, cốm, bún ốc, mực rối... ở Hà Nội, đến món cháo có tên khá lạ “cháo vạt giường cá lóc” ở Quảng Trị rồi đến Hội An, Đà Nẵng với món cơm gà, mì Quảng, cao lầu... hay tới Bình Thuận ăn vịt thả dầm, bánh căn, lên Tây Nguyên ăn món lá é cá trích, xuống miền Tây Nam bộ cảm nhận món lía, ốc gạo... Và nhiều món khác cũng được kể đến như khô cá lóc, cá tra, khô mực, khô bò, khô nai... Tác giả cũng hồi tưởng về ẩm thực cùng cách sống của người Sài Gòn qua “Món ăn Sài Gòn xưa”, “Tiếng rao đêm”, “Tào phớ... không?”, “Trà đá Sài Gòn”, “Cà phê góc phố”, “Chè: món ăn vặt gợi nhớ”...
Cũng trong nỗi nhớ, bà dẫn người đọc thưởng thức từ bún đậu, cốm, bún ốc, mực rối... ở Hà Nội, đến món cháo có tên khá lạ “cháo vạt giường cá lóc” ở Quảng Trị rồi đến Hội An, Đà Nẵng với món cơm gà, mì Quảng, cao lầu... hay tới Bình Thuận ăn vịt thả dầm, bánh căn, lên Tây Nguyên ăn món lá é cá trích, xuống miền Tây Nam bộ cảm nhận món lía, ốc gạo... Và nhiều món khác cũng được kể đến như khô cá lóc, cá tra, khô mực, khô bò, khô nai... Tác giả cũng hồi tưởng về ẩm thực cùng cách sống của người Sài Gòn qua “Món ăn Sài Gòn xưa”, “Tiếng rao đêm”, “Tào phớ... không?”, “Trà đá Sài Gòn”, “Cà phê góc phố”, “Chè: món ăn vặt gợi nhớ”...
Các bài viết trong tập
sách là cả một bầu trời ẩm thực Việt. Có những món ăn không cao sang
nhưng làm mê hoặc lòng người. Tình yêu dành cho ẩm thực xứ sở đã khiến
bà ghi lại những đoản văn như một kỷ niệm! Đọc sách của bà, người đọc
nhận ra dẫu cuộc sống có thay đổi nhưng vẫn cần trân quý và nâng niu giá
trị Việt. Không khỏi bồi hồi xao xuyến về nếp nhà hồn hậu, dung dị của
người Việt trong “Phở Bưng Cầu”, “Khay mứt ngày tết của gia đình tôi”,
“Hoài niệm về mâm cỗ tết xưa”... Và, thật xúc động trước tình cảm của bà
dành cho những người kiếm sống giữa đêm khuya: “... Ngày cứ hết, đêm cứ
rơi xuống chậm rãi và trôi đi theo nhịp thời gian, những tiếng rao vẫn
hằng đêm rong ruổi trên mọi nẻo đường, tiếng rao của những mảnh đời cơ
cực, lẫn chìm vào đêm, lẫn chìm vào bóng đèn đường vàng vọt... Dù cơ
cực, dù chỉ có vào đêm, tôi vẫn thấy trân quý những mảnh đời vất vả ấy,
vì dù sao họ cũng vẫn đang sống rất lương thiện, để nuôi gia đình, cho
con cái nên người và nuôi chính bản thân mình. Họ là những đốm sáng
trong bóng đêm của thời gian”.
Với 45 bài viết nhỏ trong hai
chương, dường như tác giả đã “giải tỏa” được một phần “ước mơ là làm một
cuộc hành trình trải dài từ Bắc vào Nam, và trong hành trình ấy, tôi
được thấy, được nghe để rồi ghi lại những điều mình nghe và thấy bằng
tất cả cảm xúc của trái tim mình...”. Vâng, chỉ một phần bởi theo bà
“cho đến nay ước mơ ấy vẫn chưa thành hiện thực, nó chỉ dừng lại ở một
vài nơi tôi đã được đi qua và dừng lại đôi ba ngày...”.
“Tiếng
rao đêm” chính là tiếng lòng, nỗi nhớ của một nhà nữ công gia chánh dành
cho món ăn, thức uống cùng nếp nhà của người dân Việt bình thường,
trọng nghĩa khí!
(*) Đọc “Tiếng rao đêm”, tác giả Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân, NXB Hồng Đức và Công ty văn hóa Việt Thư ấn hành, 2015.
BẢO LÂM
09/24/2015
No comments:
Post a Comment