NGỠ NGÀNG VỚI CỤ BÀ 100 TUỔI VẪN LƯỚT WEB VÀ FACEBOOK
Thường
thì ở độ tuổi này thì còn mấy ai đủ sức để ngồi trước máy tính để đọc
thông tin trên internet, thậm chí còn tham gia diễn đàn khá nhiệt tình
như cụ dưới đây.Mời các bạn cùng vietbf tìm hiểu thêm về cụ già hiện
đang sống ở VN này. Gần 100 tuổi, nhưng một cụ bà Lê Thi vẫn có thể đọc
vanh vách các bản tin trên các tờ báo mạng, vẫn tham gia “chém gió”
nhiệt thành trên các diễn đàn mà cụ yêu thích.Sinh năm 1920, hiện trú ở
Xa La – Hà Đông (Hà Nội), cụ Lê Thi được nhiều người biết đến với biệt
danh là “bà còng Xa La” hay “cụ bà xì tin”. Hàng ngày, cụ đều dành thời
gian vào mạng đọc tin tức và lướt qua các diễn đàn văn học. 94 tuổi,
nhưng cụ Lê Thi vẫn có thể đọc vanh vách các bản tin trên các tờ báo
mạng, vẫn tham gia “chém gió” nhiệt thành trên các diễn đàn mà cụ yêu
thích. Thậm chí đến các vấn đề thời sự hàng ngày trong nước cũng như thế
giới, đều được cụ quan tâm và theo dõi thường xuyên.
Còn cô con dâu Trương Thị Chức đã bước sang tuổi 70 nhưng chẳng biết
đến internet, không dùng điện thoại cũng phải trầm trồ trước sự “hiện
đại” của mẹ chồng.
“Trừ lúc cụ yếu lắm phải nằm nghỉ nếu không cụ
cứ 1 mình 1 máy lên mạng nói chuyện với cháu bên Nga rồi lại bằng hữu
hoặc các cháu khác” – bà Chức nói.
Nói về thói quen đặc biệt của
mình, cụ Thi cười móm mém: “Tôi học máy tính từ năm 2000, ban đầu dự
định chỉ để hoàn thành cuốn tiểu thuyết: “ Ngược dòng” nhưng sau đó tôi
được các cháu dạy cho cách vào “gu lờ” (google – pv), rồi facebook và
yahoo. Ban đầu, cũng ngượng ngịu, lóng ngóng nhưng sau dần thì cũng quen
đi. Bây giờ sức khỏe yếu nên tôi không vào nhiều như trước nhưng hầu
như ngày nào cũng phải dành ít thời gian vào mạng để đọc truyện hoặc tin
tức”.
Mỗi tuần 2 lần, cụ Thi đều dành thời gian để “chat”
facebook với cháu nội ở bên Nga. Cụ hóm hỉnh cho biết, “chỉ có thể gõ mổ
cò” nên tốc độ đánh máy khá chậm. Vì thế chủ yếu cụ dành thời gian để
nghe cháu tâm sự, chia sẻ về cuộc sống là chính. Bật mí về bí quyết “học
công nghệ của mình”, cụ bảo: “Cái gì không biết thì phải học, mà học
thì không giới hạn về độ tuổi. Tôi mất hai ngày để làm quen với bàn
tính, sau đó thì ghi nhớ cách vào mạng, mở trang web hay đăng nhập tài
khoản vào các diễn đàn”.Như để minh chứng về điều mình nói, cụ Thi nhanh
chóng mở chiếc laptop ở đầu giường, thuần thục khởi động máy và gõ mật
khẩu. Cụ hào hứng cho chúng tôi xem trang cá nhân facebook của mình với
khá nhiều người theo dõi, kết bạn. Cụ hài hước kể, trước đây cũng có sử
dụng yahoo để “giao lưu” bạn bè nhưng giờ có facebook nên cụ chuyển qua
dùng để bắt kịp xu thế. Hầu hết, những người bạn trên mạng của cụ đều là
những người có chung sở thích và đam mê hội họa, viết truyện.
Năm 2009, cụ Thi cho ra mắt cuốn tiểu thuyết: “Ngược dòng” dài gần 600
trang, do nhà xuất bản Văn học phụ trách in ấn và phát hành. Đây là cuốn
truyện tự sự về chính cuộc đời mình, do cụ tự tay đánh máy trong hai
năm. Hiện tại cụ Thi vẫn đang ấp ủ và viết dở một cuốn tiểu thuyết khác
với tên gọi là “Vòng xoáy cuộc đời”. Văn của cụ Thi mộc mạc, giản dị và
rất đời thường.
Cụ viết về mọi thứ trong cuộc sống, về triết lý,
tình yêu và cả những bài học nhân sinh đầy ý nghĩa. Cụ Thi tâm sự, có
ngày cụ đánh máy được gần 40 trang nhưng có ngày lại chỉ được vài dòng.
Việc sáng tác của cụ chủ yếu phụ thuộc vào cảm xúc. Mấy năm trước, cụ có
thể viết văn thâu đêm mà không biết mệt, giờ thì chỉ tranh thủ mỗi ngày
vài ba tiếng là đã thấy mỏi mắt và đau lưng.
Cụ Thi cho biết, cuốn tiểu thuyết Ngược dòng chính là động lực giúp cụ đến với máy tính.
“Cuốn truyện là những đoạn hồi ức từ thưở thiếu thời. Mục đích tôi viết
là ôn nhớ lại quãng đời của mình, phần nữa tôi cũng muốn gửi gắm tâm
tình, kí ức tuổi trẻ, có những ham muốn mạnh mẽ và cũng có những sai
lầm.
Mượn chuyện mình để nói chuyện người, cả 1 đời con người
sinh ra và lớn lên rồi chống chọi lại những sai lầm đó” – cụ Thi trải
lòng.
Rồi cụ đọc lời tựa của cuốn truyện mà tuyệt nhiên không cần
sự hỗ trợ của kính. Cuốn tiểu thuyết Ngược dòng cũng chính là động lực
để cụ Lê Thi tìm tới với máy tính.“Thói quen đánh máy và viết truyện
trên máy tính của tôi bắt đầu từ năm 2007. Ngày còn đi công tác tôi cũng
từng dùng máy đánh chữ nên đã quen với cách dùng bàn phím. Khi “làm
bạn” với máy tính tôi không quá lạ lẫm để gõ được chữ kể cả chữ có dấu,
trước chậm sau nhanh. Tôi lên mạng viết truyện, ghi chép những thứ cần
thiết, 1 thời gian quen dần, không biết gì tôi lại hỏi các cháu. Cũng
như học vẽ hay viết sách, gặp ai biết hơn phải hỏi", cụ Thức cho biết.
Ngoài viết truyện, cụ còn làm thơ và vẽ tranh. Hiện tại cụ đã vẽ khoảng
2000 bức tranh, chủ yếu là tranh phong cảnh làng quê, cụ Thi chia sẻ:
“Tôi quan niệm, còn sống ngày nào là còn phải sống cho đúng nghĩa. Đã
đam mê là phải đam mê đến cùng. Tôi làm việc rất chăm chỉ, thậm chí hôm
nay đang vẽ dở một bức tranh mà đến khi đi ngủ vẫn còn mơ mình đang vẽ.
Tôi cứ vẽ theo sở thích, vẽ những gì gần gũi, thân thuộc, cũng chẳng
nghĩ sau này mình lại được nhiều người biết đến”.
Cảnh đẹp làng quê Việt qua nét vẽ của cụ Thi
Tình yêu hội họa và tài năng hiếm có của cụ đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Năm 1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi đó là ông Nguyễn Khoa Điềm đã đích thân đến thăm, tặng bằng khen và tổ chức triển lãm tranh cho riêng cụ. Câu chuyện về cụ bà đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn say sưa sáng tạo nghệ thuật cũng không ngừng gây sửng sốt và bất ngờ cho không ít người.
Thậm chí, thời điểm đó
rất nhiều người đã tìm đến nhà “đòi” gặp bằng được cụ Thi chỉ để tin
rằng, câu chuyện về một bà lão lưng còng biết vẽ tranh, viết truyện là
hoàn toàn có thật.
Cụ Thi cho biết, bản thân cụ không theo học
bất cứ một trường đào tạo chuyên nghành nào về nghệ thuật nhưng ngay từ
bé cụ đã có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực này. Cha cụ là một thầy
giáo nên trong nhà có rất nhiều sách. Hồi ấy, mỗi lần tranh thủ bố đi
vắng, cụ lại lén lấy sách đọc trộm. Những cuốn sách của các tác giả
Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ rồi nhóm Tự Lực Văn Đoàn… được cụ thuộc như nằm
lòng. Đây cũng chính là nền tảng cho những sáng tác sau này của cụ.
Dù đã gần 100 tuổi nhưng cụ Thi tâm sự, sức khỏe của cụ vẫn khá tốt và
đầu óc vẫn còn minh mẫn. Hàng ngày cụ vẫn dậy sớm tập thể dục, tự mình
xâu kim, khâu vá quần áo của mình và gia đình. Thậm chí, cụ vẫn vào bếp
làm bánh và nấu những món ăn truyền thống.
Còn minh mẫn và khỏe mạnh, cuộc sống “hiện đại” là thế, nhưng người “họa sỹ” ấy vẫn sợ… bệnh của người già.
“Tôi cũng nghĩ, mình mà mù thì sợ lắm nhưng có lẽ tôi cũng phải dần làm quen với tư tưởng… tuổi già.
Cách đây 5 năm tôi đã phải giằng xé với ý nghĩ về sự chia sẻ và gìn giữ
những tác phẩm của mình. Sẽ chẳng có ai thay tôi làm việc đó.
Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác, tôi nghĩ nhiều về chữ vô thường và hiểu rằng vạn vật luôn biến thiên.
Đã từng có người hỏi tôi: “Có khi nào cụ thấy cô đơn hay buồn?”. Tất
nhiên là tôi có cô đơn, có buồn nhất là cách đây 5 – 7 năm khi con cháu
mình bị những vòng xoáy cuộc đời cuốn vào mà bản thân tôi không muốn
chúng nó sa đà vào vòng xoáy đó.
Cuộc sống với tôi là những chuỗi
thăng trầm, thân tôi thì “ba chìm bảy nổi”. Tôi vẫn thường tự hỏi tại
sao tôi có thể sống được qua những gian truân và đày đọa khi chồng mất
sớm, ly tán, tai nạn…".
Phương Lan HB
09/04/2015
No comments:
Post a Comment