Đoàn Chuẩn vốn là nghệ sĩ biểu diễn guitare hawaienne, nhưng được biết đến nhiều hơn với vai trò nhạc sĩ sáng tác.
Đoàn Chuẩn - Từ Linh là bút danh của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn khi sáng tác nhạc.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết bài đầu tiên "Tình nghệ sĩ" năm 24 tuổi (1948), tuổi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời, vào tình yêu để cho đến gần mười năm sau, thành một chùm bài hát đều đặn "mười phân vẹn mười" như đã được biết: Tình nghệ sĩ, Lá đổ muôn chiều, Gửi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến, Cánh hoa duyên kiếp, Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá Thư, Gửi người em gái miền Nam, Đường về Việt Bắc.
Có lẽ trong các nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn Chuẩn mới là người có thể kể ra đầy đủ tác phẩm một cách không cần dùng dấu ba chấm đến như vậy. Tất nhiên, sự nghiệp sáng tác của ông không gọn gẽ một cách lạ lùng như thế. Ông viết thêm khoảng 6 ca khúc rải rác cho quãng thời gian sau này, nhưng tinh hoa phát tiết đã trọn vẹn trong 10 năm ấy, 10 tác phẩm ấy.
Sinh ngày 15/6/1924, tại Hải Phòng, mảnh đất có nhiều nhân vật đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam thời điểm khởi đầu: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý, Hoàng Phú (Tô Vũ)... Trong đó, chính nhóm Đồng Vọng mà Hoàng Quý chủ xướng đã tạo nên không khí sáng tác cho dòng nhạc lãng mạn thời gian này.
Đoàn Chuẩn lại trưởng thành ở Hà Nội, không những thế, lại còn trong một gia đình tư sản cỡ lớn: Hãng nước mắm Vạn Vân (Hà Nội đầu thế kỷ từng có câu: Cốm Vòng, cà Báng, húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét), hãng này nổi tiếng khắp Đông Dương. Đi kháng chiến, thì Đoàn Chuẩn vẫn là công tử Hà thành chính hiệu.
Cả 10 bài hát viết trong thời gian kháng chiến mà người ta không thấy bóng dáng kháng chiến ở chỗ nào! Ông đã nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác, và trong cả... tình yêu. Chẳng hạn, Tình nghệ sĩ là khi đi tản cư, do mê một cô nàng bán hàng cà phê xinh đẹp người Hà Nội. Quán tên là Thanh Hương, vì thế ban đầu nhạc sĩ nghĩ : "Đây quán Thanh Hương mấy thu đầm ấm..." sau đó, mới thành "Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm.
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng...". Cũng may, không thì ngày nay Tình nghệ sĩ lại không còn quảng đại mà sẽ bị gói trọn trong hai chữ Thanh Hương xa xôi ngày nào. Tự nhận mình là đa tình, thích gái đẹp. Có lẽ chính vì thế, khi có gia đình rồi, có được người vợ cũng đẹp lắm rồi, ông "hết hứng" viết. Chính bản thân ông cũng thành thật nói lên một điều "rất đáng tiếc" của mình cuối đời là tiếc sao "Tất cả những cô ca sĩ hát nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh hay thì... chẳng có cô nào đẹp cả", mà ông suốt đời chỉ yêu cái đẹp thôi!
Ngay cả bút danh Từ Linh ký chung trong các bản nhạc của ông cũng là một kỷ niệm đẹp. Từ Linh vừa là bạn, vừa là tri âm. Người, không biết thực hư thế nào và trong những câu chữ nào, đã sửa soạn góp ý cho những bản thảo của Đoàn Chuẩn. Từ Linh đã mất vì ung thư năm 1992.
Cũng thật may mắn, người hát nhạc Đoàn Chuẩn lại là Khánh Ly, và vài chục năm sau đó, ca sĩ Ánh Tuyết đã làm sống lại những ca khúc bất hủ này trong một tâm trạng mới, một luồng cảm xúc mới và một hơi thở mới...
Trong cao trào cách mạng, ông tham gia thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Kháng chiến toàn quốc, ông vào tham gia công tác văn nghệ ở Khu IV và bắt đầu sáng tác ca khúc. Các bài Tình nghệ sĩ (1948) và Đường về Việt Bắc được viết vào thời kỳ đó. Sau đó, Đoàn Chuẩn về lại Hà Nội tạm chiếm. Tình khúc Đoàn Chuẩn bắt đầu nổi tiếng ở giai đoạn này. Toàn bộ ca khúc của mình, ông đều đề tên chung Đoàn Chuẩn - Từ Linh trong phần tác giả.
Tình khúc Đoàn Chuẩn in đậm mùa thu Hà Nội. Đó là Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá thư, Thu quyến rũ, Cánh hoa duyên kiếp (còn gọi là Dạ lan hương), Tà áo xanh, Chuyển bến, Lá đổ muôn chiều...
Bài hát Gửi người em gái miền Nam được viết sau ngày Hà Nội giải phóng dường như là bài hát cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tác của Đoàn Chuẩn. Ông viết không nhiều nhưng tình khúc của ông để lại một ấn tượng sâu sắc trong lịch sử tân nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết bài đầu tiên "Tình nghệ sĩ" năm 24 tuổi (1948), tuổi bắt đầu dấn thân vào cuộc đời, vào tình yêu để cho đến gần mười năm sau, thành một chùm bài hát đều đặn "mười phân vẹn mười" như đã được biết: Tình nghệ sĩ, Lá đổ muôn chiều, Gửi gió cho mây ngàn bay, Chuyển bến, Cánh hoa duyên kiếp, Thu quyến rũ, Tà áo xanh, Lá Thư, Gửi người em gái miền Nam, Đường về Việt Bắc.
Có lẽ trong các nhạc sĩ Việt Nam, Đoàn Chuẩn mới là người có thể kể ra đầy đủ tác phẩm một cách không cần dùng dấu ba chấm đến như vậy. Tất nhiên, sự nghiệp sáng tác của ông không gọn gẽ một cách lạ lùng như thế. Ông viết thêm khoảng 6 ca khúc rải rác cho quãng thời gian sau này, nhưng tinh hoa phát tiết đã trọn vẹn trong 10 năm ấy, 10 tác phẩm ấy.
Sinh ngày 15/6/1924, tại Hải Phòng, mảnh đất có nhiều nhân vật đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam thời điểm khởi đầu: Lê Thương, Văn Cao, Hoàng Quý, Hoàng Phú (Tô Vũ)... Trong đó, chính nhóm Đồng Vọng mà Hoàng Quý chủ xướng đã tạo nên không khí sáng tác cho dòng nhạc lãng mạn thời gian này.
Đoàn Chuẩn lại trưởng thành ở Hà Nội, không những thế, lại còn trong một gia đình tư sản cỡ lớn: Hãng nước mắm Vạn Vân (Hà Nội đầu thế kỷ từng có câu: Cốm Vòng, cà Báng, húng Láng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét), hãng này nổi tiếng khắp Đông Dương. Đi kháng chiến, thì Đoàn Chuẩn vẫn là công tử Hà thành chính hiệu.
Cả 10 bài hát viết trong thời gian kháng chiến mà người ta không thấy bóng dáng kháng chiến ở chỗ nào! Ông đã nhận mình là "tay mơ" trong sáng tác, và trong cả... tình yêu. Chẳng hạn, Tình nghệ sĩ là khi đi tản cư, do mê một cô nàng bán hàng cà phê xinh đẹp người Hà Nội. Quán tên là Thanh Hương, vì thế ban đầu nhạc sĩ nghĩ : "Đây quán Thanh Hương mấy thu đầm ấm..." sau đó, mới thành "Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm.
Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng...". Cũng may, không thì ngày nay Tình nghệ sĩ lại không còn quảng đại mà sẽ bị gói trọn trong hai chữ Thanh Hương xa xôi ngày nào. Tự nhận mình là đa tình, thích gái đẹp. Có lẽ chính vì thế, khi có gia đình rồi, có được người vợ cũng đẹp lắm rồi, ông "hết hứng" viết. Chính bản thân ông cũng thành thật nói lên một điều "rất đáng tiếc" của mình cuối đời là tiếc sao "Tất cả những cô ca sĩ hát nhạc Đoàn Chuẩn - Từ Linh hay thì... chẳng có cô nào đẹp cả", mà ông suốt đời chỉ yêu cái đẹp thôi!
Ngay cả bút danh Từ Linh ký chung trong các bản nhạc của ông cũng là một kỷ niệm đẹp. Từ Linh vừa là bạn, vừa là tri âm. Người, không biết thực hư thế nào và trong những câu chữ nào, đã sửa soạn góp ý cho những bản thảo của Đoàn Chuẩn. Từ Linh đã mất vì ung thư năm 1992.
Cũng thật may mắn, người hát nhạc Đoàn Chuẩn lại là Khánh Ly, và vài chục năm sau đó, ca sĩ Ánh Tuyết đã làm sống lại những ca khúc bất hủ này trong một tâm trạng mới, một luồng cảm xúc mới và một hơi thở mới...
Trong cao trào cách mạng, ông tham gia thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu. Kháng chiến toàn quốc, ông vào tham gia công tác văn nghệ ở Khu IV và bắt đầu sáng tác ca khúc. Các bài Tình nghệ sĩ (1948) và Đường về Việt Bắc được viết vào thời kỳ đó. Sau đó, Đoàn Chuẩn về lại Hà Nội tạm chiếm. Tình khúc Đoàn Chuẩn bắt đầu nổi tiếng ở giai đoạn này. Toàn bộ ca khúc của mình, ông đều đề tên chung Đoàn Chuẩn - Từ Linh trong phần tác giả.
Tình khúc Đoàn Chuẩn in đậm mùa thu Hà Nội. Đó là Gửi gió cho mây ngàn bay, Lá thư, Thu quyến rũ, Cánh hoa duyên kiếp (còn gọi là Dạ lan hương), Tà áo xanh, Chuyển bến, Lá đổ muôn chiều...
Bài hát Gửi người em gái miền Nam được viết sau ngày Hà Nội giải phóng dường như là bài hát cuối cùng khép lại sự nghiệp sáng tác của Đoàn Chuẩn. Ông viết không nhiều nhưng tình khúc của ông để lại một ấn tượng sâu sắc trong lịch sử tân nhạc Việt Nam.
No comments:
Post a Comment