THƯ NGỎ

WELCOME TO TV6269

Các bạn thân mến,

Năm 1962 chúng mình bước vào Trưng Vương bằng những bước chân ngập ngừng của những cô bé lớp Đệ Thất ngây thơ. Rồi 7 năm học trôi qua những kỷ niệm với bạn bè, với Thầy Cô, với lớp học, với ngôi trường yêu dấu đã để lại trong ký ức của chúng mình tình bạn thân thiết và những kỷ niệm êm đềm, mơ mộng của một thời áo trắng TV.

Ngày nay tuy ở khắp mọi nơi, chúng mình đã tìm gặp lại nhau. Xin chào mừng tất cả các bạn và ước mong qua trang Blog Trưng vương 62-69 này sẽ là nơi gặp gỡ thân ái để TV6269 cùng ra chơi, vui đùa như ngày xưa trong sân trường yêu dấu.

TV6269







Saturday, September 22, 2012

Nhà thơ Xuân Diệu và nghi án đồng tính

Kỳ 1: Nhà thơ Xuân Diệu và nghi án đồng tính

Những gì xẩy ra trong của sống của nhà thơ Xuân Diệu thủa sinh thời qua lời kể của những nhân chứng đã từng được công bố, những vần thơ "lạ" của ông đã để lại để lại cho dư luận nhiều thắc mắc.



Nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Diệu

Lời thơ mê đắm tặng người... đồng giới

Không ít người mê thơ Xuân Diệu đều mơ tưởng về người phụ nữ được thi sĩ yêu tha thiết, đắm đuối đến như vậy, hẳn sẽ là người hạnh phúc nhất nhân gian này. Đó hẳn là một trang tuyệt sắc giai nhân hoặc là một người có tâm hồn lớn lao, có trái tim yêu cùng nhịp đập với thi sĩ.

Nhưng rồi một loạt những bài thơ như "Tình trai", "Em đi"... và cả những bài thơ tình đắm đuối khác tặng người đồng giới đã khiến văn đàn Việt Nam dấy lên dấu hỏi đầy nghi ngờ về giới tính của Xuân Diệu.

Và đặc biệt là sau khi cuốn hồi ký "Cát bụi chân ai" của nhà văn Tô Hoài được xuất bản năm 1993, nghi án này lại thêm một lần nữa bùng nổ. Lúc ấy, những câu hỏi về cuộc đời riêng tư của "ông hoàng thơ tình" và khơi lại câu chuyện về người đàn bà duy nhất trong cuộc đời Xuân Diệu, đó là nữ đạo diễn nổi tiếng Bạch Diệp.

Những nghi ngờ về các mối "tình trai", những mối quan hệ với người đồng giới của Xuân Diệu càng lớn hơn khi người ta biết rằng cuộc hôn nhân với người vợ duy nhất ấy chỉ kéo dài vẻn vẹn 6 tháng.

Tuy nhiên, cho đến nay, thực sự chưa có một bằng chứng rõ rệt nào chứng minh về sự "đồng tính" của Xuân Diệu ngoài những lời đồn thổi và một số những mẩu chuyện được kể qua hồi ức của một số người. Dù vậy, chính từ nhiều bài thơ của Xuân Diệu đã khiến người ta không thôi đặt dấu hỏi nghi vấn.

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, trong bài thơ "Ba lời cảm ơn", giọng điệu như là tặng cho một người phụ nữ mà Xuân Diệu yêu say đắm. Nhưng thực chất, bài thơ đó lại được Xuân Diệu chép tặng cho một người đàn ông, sau một thời gian hai người ở cùng nhau trong đại sứ quán Việt Nam ở Liên Xô (cũ). Người đàn ông đó chính là một tiến sĩ trong ngành Dầu Khí - ông Đặng Của.

Nhà thơ Vũ Quần Phương phân tích: "Thơ Xuân Diệu tặng cho đàn ông mà như viết cho phụ nữ. Cũng có thể hiểu người làm thơ phải thế, không phải cứ bê y nguyên như sự thực ngoài đời. Nhưng gần đây người ta lại bảo Xuân Diệu là người đồng tính, điều đó thì cũng chưa khẳng định được". Những ngôn từ mạnh mẽ: "Sáng ngời đôi mắt khiến anh điên.. Anh nhìn như thể rơi con mắt/Và cả thời gian cũng đứng im", tưởng như là tình yêu say đắm với một người phụ nữ, mà cuối cùng hoá ra lại chép tặng một người... đàn ông.

Niềm cảm mến vô ngần với Hoàng Cát!


Khi Hoàng Cát đi vào chiến trường miền nam, Xuân Diệu có nhiều bài thơ tiễn Hoàng Cát, trong đó có những câu như: "Bốn năm, nhưng cũng qua mau/Cõi trần ai được ở lâu thiên đường/Giã từ, từ biệt, đôi phương/Đôi nơi, đôi ngả, đôi đường, khổ anh/Bốn năm lại khép trời xanh/Nhớ em như một mộng lành mà thôi..". Đúng là kể từ ngày họ quen nhau cho đến lúc Hoàng Cát đi chiến trường là đúng bốn năm.

Lần đầu tiên Xuân Diệu và Hoàng Cát gặp nhau là năm 1958, khi ấy Hoàng Cát mới 17 tuổi, trâu bị lạc, anh đang chạy đi tìm thì gặp Xuân Diệu ngồi nghỉ dưới tán cây giữa cánh đồng làng anh. Lúc ấy Xuân Diệu đang trong chuyến đi thực tế về Nghệ An, tay cầm cặp bánh chưng, anh cho Hoàng Cát một cái bánh.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập trong bài viết về "Hoàng Cát- chuyện văn, chuyện đời" có ghi: "Có một người nữa khi đang vui hễ ai nhắc đến là mặt Hoàng Cát cũng đờ ra, đó là Xuân Diệu. Ai cũng biết Hoàng Cát và Xuân Diệu là anh em kết nghĩa nhưng quan hệ của họ đã vượt quá tình anh em, đạt đến cái gọi là tình yêu, có lẽ điều này thì nhiều người không biết".

Sau buổi gặp gỡ trên cánh đồng làng ở khúc ruột miền trung, Hoàng Cát và Xuân Diệu trở nên thân thiết nhau. Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết: "Từ đó anh em thân nhau, rồi yêu nhau, chính xác chỉ có Xuân Diệu yêu Hoàng Cát, còn Hoàng Cát suốt cả đời mình chỉ biết thương Xuân Diệu, thương đến vô cùng.

Thương quá hóa chiều, Hoàng Cát chỉ chiều yêu Xuân Diệu mà thôi... Và Hoàng Cát khóc, nước mắt chan chứa, vừa khóc vừa đọc bài thơ Xuân Diệu viết tặng anh 45 năm về trước, ngày anh lên đường nhập ngũ.

Anh nói: ầy, tau không yêu Xuân Diệu theo kiểu trai gái yêu nhau, ầy, nhưng mà tau thương, thương lắm bay nờ...". Rồi Nguyễn Quang Lập hỏi Xuân Diệu có yêu anh không thì Hoàng Cát nói yêu chớ, Xuân Diệu yêu tau thiệt mà, yêu lắm mi nờ!".

Nhưng câu chuyện nhiều bí ẩn và gây nhiều câu hỏi nhất là cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa nhà thơ Xuân Diệu và nữ đạo diễn Bạch Diệp. Họ đã rất hạnh phúc nhưng bất ngờ chia tay chỉ sau 6 tháng mà không rõ nguyên nhân...

Kỳ 2: Lời "tự thú" của thi sĩ Xuân Diệu

Người gắn bó cả đời như hình với bóng cùng Xuân Diệu chính là nhà thơ Huy Cận. Không chỉ là bạn thơ, bạn từ thuở học sinh mà Huy Cận còn từng là em rể của Xuân Diệu.

Một loạt bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, nồng thắm giữa hai người khiến dư luận không thôi bàn tán về quan hệ giữa họ...


Xuân Diệu và vợ chồng Huy Cận - Xuân Như tại chiến khu Việt Bắc (Ảnh tư liệu của ông Cù Huy Hà Vũ)

Em rể thành "chàng thơ"?!

Gần như suốt cả cuộc đời, Xuân Diệu và Huy Cận luôn song hành bên nhau như hình với bóng. Huy Cận từng có thời kỳ trở thành em rể của Xuân Diệu khi lấy Ngô Xuân Như, em gái Xuân Diệu làm vợ. Nhưng từ trước đó, vào những năm 30 của thế kỷ trước, họ đã quen nhau khi cả hai còn là học sinh trung học ở Huế.

Trong khoảng thời gian từ năm 1939 đến năm 1940, Xuân Diệu và Huy Cận sống cùng nhau tại ngôi nhà ở số 40 Hàng Than, Hà Nội. Ngày ấy, họ sống trong căn phòng trên gác, phía dưới là gia đình nhà thơ Lưu Trọng Lư. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Xuân Diệu và Huy Cận lại có thời gian gắn bó cùng nhau trên chiến khu Việt Bắc.

Sau năm 1954, đôi bạn thơ lại sống cùng nhau trong căn nhà ở 24 Cột Cờ (nay là phố Điện Biên Phủ, Hà Nội). Gia đình Huy Cận ở trên gác còn Xuân Diệu sống phía dưới. Huy Cận đã tả sự sóng đôi này trong thơ: "Đêm đêm trên gác đèn chong /Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ hay/ Dưới nhà bút chẳng rời tay /Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ/ Bạn từ lúc tuổi còn tơ /Hai ta hạt chín trong mùa nắng trong/ Ánh đèn trên gác dưới phòng/ Cũng là đôi kén nằm trong kén trời".

Cách xưng hô "hai ta" này được dư luận trên văn đàn Việt Nam cho là "lạ" bởi người Việt thường hay dùng từ đó để chỉ cặp đôi trong tình yêu đôi lứa.

Sau này, trong bài "Nửa thế kỷ tình bạn" in trong tập Xuân Diệu - con người và tác phẩm, Huy Cận kể: "Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường tú tài Khải Định, Huế. Anh Diệu học năm thứ 3, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và đồng thanh tương ứng, kết bạn với nhau gần như tức khắc. Năm 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, tôi học năm thứ hai ban tú tài.

Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần. Năm 1938 tôi ra sống với anh Diệu ở chân đê Yên Phụ... Rồi tựu trường năm 1939, Huy Cận và Xuân Diệu sống ở tầng gác nhà số 40 Hàng Than. Đến cuối năm 1940, Xuân Diệu đi làm tham tá thương chánh ở Mỹ Tho, chúng tôi tạm xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần, hai ba lá thư".

Đến mùa hè năm 1942, Huy Cận đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm. Xuân Diệu liền điện hỏi Huy Cận: Diệu từ chức được chưa?, Huy Cận liền trả lời: Từ chức ngay, về ngay Hà Nội. Thế là họ trở về sống cùng nhau trên gác ngôi nhà số 61 phố Hàng Bông, Hà Nội và tiếp tục làm thơ.
Bài thơ "Mai sau" của Huy Cận càng thể hiện tình thân thiết, thương yêu của hai người: "Chiều nay đây nửa thế kỷ hai mươi/ Viết dăm câu tôi gửi lại vài người/ Những thế hệ mai sau, làm bè bạn/ Hỡi ai đó, có nhớ lòng Huy Cận/ Gọi gió trăng mà thỏ thẻ lời trên/ Rất thương yêu, xin nhớ gọi giùm tên/ Rất an ủi của bạn chàng: Xuân Diệu".

Vậy là, hai thi sĩ tri ân, gắn bó, chung sống bên nhau suốt gần nửa thế kỷ mãi cho đến năm 1985 khi Xuân Diệu mất. Viết về tình yêu, tình cảm gắn bó ấy, chính Huy Cận nhiều khi cũng thấy làm lạ: "Hai đứa rồi ra nghĩ cũng kỳ/ Thương nhau hơn ruột thịt dường ni/ Mà đàn mỗi đứa riêng âm sắc/ Cuộc sống muôn màu lặp lại chi!". Vào lúc 7 giờ 40 phút ngày 18/12/1985, Xuân Diệu mất, đúng lúc ấy, Huy Cận đang ở Dakar (Senegal) đột ngột bị xuất huyết nặng.

Người vợ duy nhất trong 6 tháng của Xuân Diệu, nữ đạo diễn Bạch Diệp cũng khẳng định về tình cảm sâu sắc, mối quan hệ gắn bó, khăng khít vô cùng giữa Xuân Diệu và Huy Cận.

Lời "tự thú" của thi nhân?

Tình cảm giữa hai người đàn ông được Xuân Diệu thể hiện nổi bật nhất trong bài thơ "Tình trai"; "Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine/ Hai chàng thi sĩ choáng hơi men/ Say thơ xa lạ, mê tình bạn/ Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen/ Những bước song song xéo dặm trường/ Đôi hồn tươi đậm, ngát hoa hương/ Họ đi tay yếu trong tay mạnh/ Nghe hát ân tình giữa gió sương/ Kể chi chuyện trước với ngày sau/ Quên ngó môi son với áo màu/ Thây kệ thiên đường và địa ngục/Không hề mặc cả, họ yêu nhau".
Không ít dư luận cho rằng, đó là lời "tự thú" của "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu trước những lời đồn thổi về giới tính của ông xuất hiện suốt từ thập niên 30 thế kỷ trước. Người ta cho rằng, thi nhân tài hoa Xuân Diệu đã mượn chuyện tình giữa hai nhà thơ đồng tính Rimbaud và Verlaine để thể hiện sự đồng điệu, quan điểm về những tình yêu không giới hạn, vượt ra khỏi khuôn khổ hà khắc của xã hội. Paul-Marie Verlaine là một trong những nhà thơ lớn của Pháp thế kỷ XIX. Ông từng có những năm tháng tình ái với nhà thơ trẻ Arthur Rimbaud.

Đây là quãng thời gian Verlaine viết những bài thơ hay nhất của mình. Mối tình trai giữa hai thi nhân nổi tiếng rốt cuộc không thoát khỏi ánh mắt hiếu kỳ của dư luận. Không dễ dàng được chấp nhận vào thời bấy giờ, họ đã quyết định rời Paris, đến London tận hưởng cuộc sống như những người bạn đi du lịch cùng nhau.

Trong một lần giận dỗi giữa hai người, Rimbaud đã viết hàng chục bức thư cầu xin Verlaine trở lại. Trong đó, có những câu ông viết: "Anh nghĩ là đi với người khác đời anh sẽ hạnh phúc hơn ư?" hay "Chỉ có sống cùng tôi, anh mới có được tự do thôi".

Lã Xưa , sưu tầm trên internet









No comments:

Post a Comment