IKEBANA ( Hoa đạo Nhật Bản )
Ikebana (có nghĩa "hoa sống") là nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản, cũng được biết đến dưới cái tên kado— "hoa đạo". Theo nghệ thuật Ikebana, hoa được cắm hài hòa với màu sắc và bài trí của phòng, bình cắm...tượng trưng cho thiên, địa, nhân (trời, đất, con người).
Cách cắm hoa sẽ cho ra nhiều ý nghĩa. Ví dụ như cành thưa thớt sẽ biển hiện cho mùa đông hay, ngược lại, cắm nhiều cành đan xen với nhau sẽ tượng trưng cho mùa hạ. Hay như nụ hoa sẽ có nghĩa là tương lai, bông hoa chớm nở có nghĩa là hiện tại, và bông hoa đã nở bung gần hết có nghĩa là quá khứ.
Ikebana, một trong những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, đã xuất hiện được hơn 600 năm nay. Nó phát triển từ một nghi thức hiến tế hoa cho những linh hồn đã chết của phật giáo. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự ôổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuậ đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Những giáo viên và những học sinh đầu tiên là những thầy tu và người có thân phận cao quí. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều kiểu trường học khác nhau ra đời, kiểu cách thay đổi, và Ikebana trở thành một môn nghệ thuật dành cho tất cả các tầng lớp xã hội Nhật Bản.
Theo như Mandarax, cách trang trí hoa đẹp nhất chỉ phụ thuộc một, hai hay cùng lắm là ba yếu tố. Để sắp xếp ba yếu tố, thì cả ba yếu tố phải tương tự nhau, hoặc hai trong ba yếu tố phải giống nhau, nhưng không bao giờ nên để tất cả các yếu tố đó khác nhau. Người ta nói rằng Ikebana được hệ thống hóa dễ dàng như là một loại tân dược.
Nguồn gốc của trường học Ikebana: Ikenobo
Lịch sử của Ikebana bắt đầu cùng với Lịch sử của Ikenobo- trường học cổ xưa nhất về Ikebana. Trường học này bắt đầu được dựng từ một thầy tu của đền Rokkakudo - tên là Shiun-ji ở Kyoto, người có những kỹ năng sắp xếp các bông hoa đặc biệt đến nối mà các thầy tu khác nhìn ông như một người thầy vậy. Như ông ta sống bên cạnh cái hồ, vì từ Nhật Bản là Ikenobo, cái tên Ikenobo trở nên gắn liền với những thầy tu chuyên về trang trí hoa trên bàn thờ phật.
Đền Rokkakudo được dựng vào năm 587 bởi Hoàng tử Shotoku. Người ta kể rằng Hoàng tử Shotoku đang đi tìm những nguyên liệu để xây đền Shitenno. Trong quá trình tìm kiếm, một ngày hoàng tử đi tắm bên cạnh một cái ao, nơi mà chàng đã treo một chiếc dây chuyền có hình phật lên một cái cây gần đó. Sau khi tắm, chàng cố vứt bỏ cái dây chuyền, nhưng không thành công trong việc đó. Trong đêm hôm ấy, Hoàng tử gặp phật tổ trong giấc mơ. Ngài chỉ dẫn chàng phải dựng một cái đền gần cái ao tại chỗ cây tuyết tùng dưới một đám mây màu tím. Từ gỗ tuyết tùng đền Rokkakudo được dựng lên để làm nơi đặt tượng phật Kannon (Quan-Yin).
Sự phát triển của các phong cách
Nhiều kiểu mẫu phát triển bởi những năm cuối của thế kỷ 15, sự trang trí hoa trở nên thông thường đến nỗi những người bình thường cũng có thể tự làm, tự đánh giá, chứ không chỉ ở những gia đình quyền quí mới làm những việc này. Như vậy, nó bắt đầu phát triển như là một dạng nghệ thuật với những yêu cầu nhất định. Sách hướng dẫn được viết, cổ nhất là Sendensho, một kiểu hướng dẫn được biên soạn từ năm 1443 đến 1536.
Nghệ nhân nổi tiếng
Junichi Kakizaki
Mokichi Okada
Shogo Karizayaki
Kosen Ohtsubo
Cách cắm hoa sẽ cho ra nhiều ý nghĩa. Ví dụ như cành thưa thớt sẽ biển hiện cho mùa đông hay, ngược lại, cắm nhiều cành đan xen với nhau sẽ tượng trưng cho mùa hạ. Hay như nụ hoa sẽ có nghĩa là tương lai, bông hoa chớm nở có nghĩa là hiện tại, và bông hoa đã nở bung gần hết có nghĩa là quá khứ.
Ikebana, một trong những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, đã xuất hiện được hơn 600 năm nay. Nó phát triển từ một nghi thức hiến tế hoa cho những linh hồn đã chết của phật giáo. Giữa thế kỷ 15, cùng với sự ôổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một môn nghệ thuậ đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Những giáo viên và những học sinh đầu tiên là những thầy tu và người có thân phận cao quí. Tuy nhiên, theo thời gian, nhiều kiểu trường học khác nhau ra đời, kiểu cách thay đổi, và Ikebana trở thành một môn nghệ thuật dành cho tất cả các tầng lớp xã hội Nhật Bản.
Theo như Mandarax, cách trang trí hoa đẹp nhất chỉ phụ thuộc một, hai hay cùng lắm là ba yếu tố. Để sắp xếp ba yếu tố, thì cả ba yếu tố phải tương tự nhau, hoặc hai trong ba yếu tố phải giống nhau, nhưng không bao giờ nên để tất cả các yếu tố đó khác nhau. Người ta nói rằng Ikebana được hệ thống hóa dễ dàng như là một loại tân dược.
Nguồn gốc của trường học Ikebana: Ikenobo
Lịch sử của Ikebana bắt đầu cùng với Lịch sử của Ikenobo- trường học cổ xưa nhất về Ikebana. Trường học này bắt đầu được dựng từ một thầy tu của đền Rokkakudo - tên là Shiun-ji ở Kyoto, người có những kỹ năng sắp xếp các bông hoa đặc biệt đến nối mà các thầy tu khác nhìn ông như một người thầy vậy. Như ông ta sống bên cạnh cái hồ, vì từ Nhật Bản là Ikenobo, cái tên Ikenobo trở nên gắn liền với những thầy tu chuyên về trang trí hoa trên bàn thờ phật.
Đền Rokkakudo được dựng vào năm 587 bởi Hoàng tử Shotoku. Người ta kể rằng Hoàng tử Shotoku đang đi tìm những nguyên liệu để xây đền Shitenno. Trong quá trình tìm kiếm, một ngày hoàng tử đi tắm bên cạnh một cái ao, nơi mà chàng đã treo một chiếc dây chuyền có hình phật lên một cái cây gần đó. Sau khi tắm, chàng cố vứt bỏ cái dây chuyền, nhưng không thành công trong việc đó. Trong đêm hôm ấy, Hoàng tử gặp phật tổ trong giấc mơ. Ngài chỉ dẫn chàng phải dựng một cái đền gần cái ao tại chỗ cây tuyết tùng dưới một đám mây màu tím. Từ gỗ tuyết tùng đền Rokkakudo được dựng lên để làm nơi đặt tượng phật Kannon (Quan-Yin).
Sự phát triển của các phong cách
Nhiều kiểu mẫu phát triển bởi những năm cuối của thế kỷ 15, sự trang trí hoa trở nên thông thường đến nỗi những người bình thường cũng có thể tự làm, tự đánh giá, chứ không chỉ ở những gia đình quyền quí mới làm những việc này. Như vậy, nó bắt đầu phát triển như là một dạng nghệ thuật với những yêu cầu nhất định. Sách hướng dẫn được viết, cổ nhất là Sendensho, một kiểu hướng dẫn được biên soạn từ năm 1443 đến 1536.
Nghệ nhân nổi tiếng
Junichi Kakizaki
Mokichi Okada
Shogo Karizayaki
Kosen Ohtsubo
Con đường cuả hoaSầu ĐôngQua vùng đất ruộng trồng củ cải và lúa gạo là những đồi thông, ta thấy một ngôi đền xưa tên gọi Daikaku-ji nằm ở phía đông bắc Kyoto. Chốn tôn nghiêm này là cái nôi của tông phái Shingo do Kukai thiết lập vào thế kỷ thứ chín. Kukai là bậc đại sư, đấng thánh , học giả, và cũng là một nhà thơ. Daikaku-ji là cung điện mùa hạ xưa của hoàng đế Saga, kẻ trị vì cùng một thời đại với đại sư, cũng là người yêu chuộng và bảo toàn nghệ thuật.
Đại sư cùng thời với hoàng đế trong Thời Đại Heian, kỷ nguyên vàng son của những thành tựu văn hóa và nghệ thuật kéo dài trên ba thế kỷ. Tới nay dã trên một ngàn một trăm năm, Daikaku-ji không chỉ là một ngôi đền có tính cách lịch sử nổi bật, mà còn là đầu não quốc tế của trường phái cắm hoa Saga Goryu School of Ikebana.
Từ ikebana thường được dịch là " cắm hoa theo kiểu Nhật ", nói văn vẻ là "gìn giữ nét sinh động của hoa" hoặc "gìn giữ tinh túy của thiên nhiên trong một bình hoa". Qua việc tìm học một hệ thống phức tạp về luật lệ, những nguyên tắc nghệ thuật, cùng ý nghĩa tượng trưng, và trong lúc quan sát vẻ đẹp và bình lặng của thiên nhiên, người thực hành nghệ thuật cắm hoa tìm cách phối hợp những khái niệm an bình trong học thuyết của nhà Phật, với hài hòa và lòng sùng kính trong đời sống hành ngày. Đi tìm hoa đạo (kado) là đi tìm đời sống tâm linh qua nghệ thuật cắm hoa.(1)
Mặc dầu Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa, nhưng trường phái Saga Goryu là trường phái lâu đời nhất. Truyện kể hoàng đế Saga đã hái một bó hoa cúc mọc trên một trong hai tiểu đảo giữa một hồ nhỏ có tên là Osawa nằm trong chùa Daikaku-ji, và cắm hoa theo ba hướng nhằm diễn tả trời, đất, và người. Trường phái Saga thành hình từ đây.
Nằm giữa những cổ tự và tượng Phật, hồ Osawa từ đó đến nay hầu như không thay đổi. Tùy mùa, những người ngoạn cảnh từ khắp nơi trên đất Nhật đến ngắm những cội đào nở hoa, những bức hoành, liễn diễn lại những cảnh của thời kỳ Heian khi các mệnh phụ quí tộc mặc đến mười hai tấm kimono lụa trong những màu sắc hài hòa khác nhau- ung dung trên những thuyền phượng. Vào mùa thu, những vườn bên trong ngôi đền toàn những cúc đại đóa, là loài hoa của dân tộc và là biểu tượng của lòng truộng trinh. Những cội cây xum xuê, được tạo thành hình tượng trời, đất, người nằm trong khuôn viên của những vườn bằng đá sỏi trắng và giữa những hàng hiên cổ kính qua nhiều thế kỷ.
Để vào khu vực bên trong, du khách vào quần thể Daikaku-ji quanh cây cầu bằng đá, dầy lên với rêu và địa y. Vào tháng mười một, những cây lá phong Nhật Bản nở rực rỡ điểm những lối dẫn đến cánh cửa gỗ khổng lồ. Vào trong là những lối đi uốn khúc, bên những chấn song có bản lề, chạy luồn qua những vườn rêu phủ, dẫn đến những miếu, những hàng hiên ngoạn cảnh và những góc u tịch. Ngôi đền nối liền với trường học và phòng ngủ của học viên bằng những viên đá làm nhịp bước và những hành lang được chăm sóc rất mỹ thuật, cho thấy cảnh quan hình tam giác nơi chư tăng cùng thương nhân làm việc, nghiên cứu, và thực hành Phật Giáo hệ Shingon, một tông phái dùng tụng niệm, tham thiền và thân pháp nhằm đạt đến trí huệ... Khi cánh cửa chính mở ra, mọi người cúi rạp xuống nền thảm trong lúc các nhà sư đi ngang. Các sư mặc áo thụng bằng lụa đen, lót bên trong là áo lụa trắng, chân mang vớ trắng, với tấm khăn màu vàng nghệ vắt ngang vai trái. Phía dưới cổ của những y trang truyền thống xếp theo lớp lang này là một xấp lụa bằng phẳng, và một cây quạt bằng gỗ trông giống như một vi cá chép.
Mọi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng, mọi người họp nhau trong một phòng tham thiền lớn có trải thảm (tatami), đợi chư tăng
Chư tăng ngồi một khoảng riêng trong nội sảnh, ngăn bằng những song gỗ. Những hình ảnh của Dainichi Nyorai (Phật), và shogonkas ( cách trưng hoa thường thấy nơi các bệ thờ Phật ) và những đồ vật bằng vàng sáng lấp lánh tượng trưng cho sự giác ngộ dùng trang hoàng bệ thờ. Khi chư tăng an vị và ngay ngắn xếp lại vạt áo, ta chỉ nghe tiếng áo lụa cọ vào nhau. Lần lượt các vị này đều vào thế ngồi ngay ngắn của mình trong khi một nhà sư trẻ bắt đầu nghi thức trang trọng bằng cách đem một kinh sách thiêng liêng từ trên bệ thờ xuống dâng cho sư trưởng. Một tu sinh bắt đầu ngân nga bài Hannya-haramita shingyo và tiếp theo là tiếng hòa đồng của các vị khác. Giọng nam trầm dịu, hòa với điệu bổng trầm, làm tăng bầu khí trang nghiêm trong Tam Mật Thức ( Three Mystic Practices) của vị thế nghiêm chỉnh, thiền quán, và tụng niêm.
Sau buổi lễ sáng, khách thăm viếng, học viên thường, và tăng chúng cùng ăn với nhau ở trai phòng một bữa điểm tâm gồm cơm, cá, dưa muối, và trà. Bữa ăn nhẹ và lành hổ trợ cho kỷ luật hành giáo và nghiên cứu hoa đạo (kado), gồm một loạt các lớp học về nghệ thuật cắm hoa, bắt đầu bằng việc giới thiệu hai mươi tám điều kị trong việc chọn và tỉa bằng cây hoa. Nhiều qui luật này có thể diễn giải một cách tượng trưng và xem như là bản điều hướng cho không chỉ nghệ thuật cắm hoa mà còn là cho cung cách sống thích đáng.
-Đừng cắm hoa nếu ta không biết tên loài hoa. ( Vì chứng tỏ ta không tôn trọng loài hoa).
-Không dùng những cành quá rối. ( Vì làm thế nó gợi nhớ đến những việc làm nghịch ý cha mẹ mình, đi ngược lại những lời dạy của Đức Khổng ).
-Không dùng những cành chỉa thẳng lên trời, hoặc cắm thẳng xuống đất, mẹ của chúng ta, và không dùng những cành chỉa vào nhau ( trời, đất và người được xem là thiêng liêng, và chỉa vào nhau có thể xem là thô tục ).
-Không dùng những cành có hai nhánh mọc ra theo hai hướng ngược nhau. (Việc này sẽ tạo hiềm khích, ngược lại với nguyên lý hài hòa).
-Không làm gì ngược lại sự tăng trưởng của cây hoa. ( Hàm nghĩa ta phải thành thật với chính mình. ).
Trong một cái tô thấp, nhỏ, màu đen, bà giáo đặt một lá bắp nghiêng 45* và cạnh đó là lá cây huyết dụ (dracaena) và hoa freesia ( một loại hoa gốc Châu Phi, có hương thơm), và giữ sao không có khoảng cách nào giữa các cọng để gây cảm tưởng là chỉ có sự thuần nhất mà thôi.
Muốn cho thấy những dạng khác, bà giáo cắt gai và tỉa một cành mộc qua (quince) và thay lá bắp bằng những vật liệu mới trong lúc giải thích những nguyên tắc sai no hana - một kiểu cắm hoa mang tính cách tôn trọng môi sinh- dành cho nghệ thuật cắm hoa vào thế kỷ thứ hai mươi mốt này, là dùng ít hoa đế tạo những đường nét đơn giản, thanh thoát.
Bà giáo cắm hoa một cách tự tin, những cử động của bà dễ dàng và duyên dáng. Chỉ trong ít phút, bà đã hoàn tất việc cắm một bình hoa mà các thành phần tạo thành bồn hoa không đối xứng nhau. Điều này gây trong ta cảm giác bình yên, thanh thản. Nhìn ngắm công trình cắm hoa như vậy, người thưởng ngoạn nhớ tới lời lời dậy của trường phái Shingon rằng những sáng tạo nghệ thuật chính là những vị Phật, rằng thiên nhiên, nghệ thuật, và tôn giáo là một; rằng mọi người hàm chứa khai ngộ nơi bản tâm mình nhưng sống trong vô minh cho tới khi thức tỉnh.
Bà giáo tiếp tục viết hai mươi tám điều kị trên bảng trong khi học viên cần mẫn chép lại.
-Đừng cắm hoa để chúng chồng lên nhau. (Mỗi bông hoa, như mỗi con người tỏa sáng cho chính mình.)
-Đừng cắm hoa thành hình mũi tên chỉa về phía khách của mình. (Điều này khiến ta liên tưởng đến bạo hành, và như vậy ngược lại với nguyên tắc hài hòa.)
-Đừng dùng những cọng có cùng bề rộng, hãy nghĩ những cọng hoa như những dây đàn samisen. ( Những bề dầy khác nhau làm ta liên tưởng tới những sắc độ khác nhau, là tinh hoa của những phức hợp.)
-Hoa không dàn ra trước mặt khách như một tấm gương. (Hàm ý tự phô trương lộ liễu, thiếu khiêm tốn.).
-Không sắp hai lá trực tiếp đối nhau. Tỉa bớt một lá. ( Tránh tranh chấp, vì như thế có thể dẫn tới ẩu đả.).
-Không sắp hoa như thể chúng ôm lấy nhau. (Hãy đứng riêng mình, mạnh mẽ và độc lập).
Một khi những luật này được thiết lập, lớp học quay sang nhiệm vụ của thức morimono, một trong năm biến thiên của Bunjika. Bunjin có nghĩa là "người có văn hóa" và xuất xứ từ chữ Bunjinga, một trường phái vẽ du nhập vào đất Nhật từ thế kỷ mười tám. Bunjinga kết hợp tự do và phối trí và dàn cảnh trong lúc vẫn giữ những nguyên tắc nghệ thuật về cân đối và hài hòa.
Cách cắm hoa này lấy những cách đặt tên cho tác phẩm bằng ý nghĩa tượng trưng của các loại hoa- chẳng hạn như thông được xem như tuổi trẻ miên viễn, và hoa hồng là mùa xuân bất tận- hoặc từ những bài thơ hay phong dao của Truộng Hoa. Cắm theo lối morimono thì dai ( khay bằng tre hoặc gỗ) được lấy ra từ một nhà kho lợp bằng những kèo gỗ dầy bằng thân cây với những kệ võng xuống dưới sức nặng của những bình gốm làm bằng tay.
Trên khay tre hoặc gỗ ấy ( nên nhớ là những dạng hình vuông không được chuộng lắm, vì quá cân đối), các học viên đặt một trái dưa qua một bên, xem xét cách phối hợp màu sắc, trình bày cà rốt, ớt, và nấm theo những hình thể bất cân xứng, và được lưu ý là những nhóm ba và năm tốt hơn là bốn hoặc sáu, và tuy thế nhóm hai vẫn được chấp thuận.
Đắng đi với ngọt là tốt, màu chàm đi với màu đỏ là tốt - tất cả đều là một phần trong toàn thể tĩnh động.
Bài học cuối cùng của nghệ thuật cắm hoa có nguồn gốc tôn giáo nơi trường phái Saga cùng với sáu yếu tố của Phật Giáo Shingon: đất, nước, gió, lửa, không gian, và hiểu biết. Một cách tượng trưng thì sáu yếu tố này hàm chứa những khía cạnh khác nhau của bản thể - Phật; mỗi tố chất hoàn thiện phần riêng của mình mà vẫn không xa rời tổng hòa.
Đất diễn tả núi và ruộng đồng nhưng cũng là xương, là thịt; nước là biển cả và sông ngòi nhưng cũng là máu và nước mắt; lửa cùng lúc là ánh sáng cùng với thân nhiệt; và gió là hơi thở.Ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau trong kiểu shogonka, nhưng trong bài học này bà giáo sử dụng những nhánh lau dài tượng trưng lửa và nước, một cành đỗ quyên đã tỉa (azalea) tựong trưng cho gió, những lá dương xỉ mịn màng cho đất, hoa loa kèn hồng cho khoảng trống, và huệ (lilies) vàng với tuyết tùng (cedar) cho hiểu biết.
Những màu sắc tạo nên sự hài hòa, sáu yếu tố hợp thành một đơn vị năng động; toàn thể gây ấn tượng về sự hiệp nhất của xác thân và trí tuệ. Đắm mình trong sáng tạo theo lối cắm hoa shogonka là chiêm ngưỡng Phật qua phép ẩn dụ của thiên nhiên.Khi hoa đã cắm xong, chúng được đặt trong những hốc tường để mọi người chiêm ngưỡng như một loại hình nghệ thuật gợi xúc cảm tâm linh.
Nghệ thuật Ikebana
Ikebana ra đời vào 14 thế kỷ trước, được nghĩ ra để tượng trưng cho một số quan niệm triết học của Phật Giáo tại Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian trôi dần qua, năng khiếu riêng của người Nhật đã làm cho nghệ thuật cắm hoa mất dần đi ý nghĩa tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên trong cách cắm hoa được nhấn mạnh.
Người ngoại quốc thường dùng các loại hoa với nhiều màu sắc, nhiều hình dạng vào việc trang trí, nhưng trong cách trang hoàng, người Nhật Bản còn dùng các lá cây, cành cây... Như vậy vật liệu dùng trong Nghệ Thuật Cắm Hoa không phải chỉ giới hạn vào màu sắc của bông hoa mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.
Hoa được ưa thích nhất là thứ đang mọc tự nhiên trong vườn hay nơi miền quê, vào lúc cắm hoa. Hoa lại được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền. Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản đặt căn bản trên màu sắc, đường nét, sự nhịp nhàng hài hòa để cố gắng diễn tả cách tăng trưởng của hoa. Trong khi người Tây Phương luôn luôn nhấn mạnh vào các màu sắc và số lượng của vật liệu, hướng sự chú tâm vào vẻ đẹp của các bông hoa thì người Nhật Bản lại đặt nặng về các đường nét của cách xếp đặt, lối bố cục, và họ đã phát triển nghệ thuật cắm hoa bao gồm cả cành, cuống, lá cũng như hoa.
Cấu trúc tổng thể của một bình hoa cắm theo kiểu Nhật Bản dựa vào 3 đường chính tượng trưng cho Thiên , Địa , Nhân. Nguyên lý chủ đạo là Thiên (bông hoa chủ được cắm chính giữa tượng trưng cho bầu trời). Nguyên lý tùy thuộc là Địa (bông hoa tượng trưng cho mặt đất). Nguyên lý điều hòa là Nhân (bông hoa tượng trưng cho con người).
Cần chăm chút hoa trên 3 phương diện là: Chân , Hành , Thảo. “Chân” là vẻ đẹp trang nghiêm của hoa. “Hành” tả vẻ uyển nhã của hoa trong buổi xế chiều. “Thảo” tả vẻ đẹp duyên dáng trong khuê phòng của hoa .
Khi cắm hoa , tránh sự đối xứng vì vậy phải thường cắm theo số lẻ (3,5,7,9), các bông hoa ở thế so le , nhằm tạo những tam giác ko cân. Làm sao cho hoa phô bày tất cả vẻ đẹp, đồng thời gợi trí tượng tưởng nên thơ của con người, điều đó đòi hỏi trình độ thẩm mỹ, trình độ kỹ xảo cao.
Ikebana , còn có tên Hoa Ðạo (Kado) có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa trong các chùa để dâng cúng linh hồn người quá cố từ thế kỷ thứ 6 rồi dần dần được các nhà truyền đạo (Ikebono) truyền lại và trở thành nghệ thuật cắm hoa từ thế kỷ thứ 15 với nhiều trường phái khác nhau .
Ảnh hưởng của thiền thâm nhập vào nghệ thuật nầy và biến việc cắm hoa trở thành một trong những phương pháp tu luyện tâm thức . Hoa đạo là một phương pháp loại bỏ ranh giới giữa chủ thể và khách thể . Ta và thiên nhiên có mối liên hệ chặt chẻ với nhau .” Ta chính là hoa và hoa cũng không khác ta” .
Trong hoa đạo người cắm hoa phải hoàn toàn nhập hồn mình vào hoa để sáng tạo những kiểu dáng tươi đẹp đem lại niềm vui thanh khiết cho người thưởng ngoạn . Nghệ thuật cắm hoa không theo những nguyên tắc cứng nhắc, trái lại phải có tinh thần tự do , khai phóng , phải thuận với không gian bố trí .
Hoa chỉ là những bông hoa đơn giản , kể cả bình hoa cũng là những chai lọ thông thường trong nhà . Tính chất duyên dáng tinh tế trong nghệ thuật Ikebana nằm trong vẻ đẹp bất ngờ độc đáo khi phối trí hoa theo một hình thức tân kỳ.Nghệ thuật Ikebana chú trọng về đường nét trong khi các quốc gia khác thì chú trong về hình thể và màu sắc . Ở Trung Hoa thì tìm những loài hoa quý và hiếm .
Một cành hoa tầm thường phải được xếp đặt thế nào để tạo nên một đường chảy xuôi phối hợp với tính tự nhiên của nó . Ðiều nầy đòi hỏi sự hiểu biết của người cắm hoa về cách mọc tự nhiên của hoa lá, cũng như lòng yêu thiên nhiên của người đó trong mọi giai đoạn tăng trưởng của hoa lá cành.
Phương pháp cắm hoa phải mang tính cách tượng trưng, mô tả, nhưng một số hình thể của hoa lá lại phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vật liệu dùng trong nghệ thuật Ikebana không chỉ giới hạn vào màu sắc mà còn có vẻ đẹp nằm trong hình thể của lá và hoa, và trong sự tăng trưởng của hoa lá nơi thiên nhiên.
Bởi thế người cắm hoa phải dùng cả cành, cuống , lá trong việc trang trí . Dùng hoa mọc tự nhiên trong vườn hay trong thiên nhiên . Hoa được phối hợp với đám lá tự nhiên của thứ hoa đó, điểm thêm vào là một vài bụi cây con hay bụi hoa nhỏ mọc tự nhiên ở dưới nền.
Không nên dùng hoa lá đã nở hết tầm cỡ, bởi vì các hoa lá được cắm vào lúc nở rộ nhất sẽ mau héo tàn, rủ xuống, tượng trưng sự suy tàn hay chấm dứt. Các cành cây có lá lớn hay các bụi cây nhiều lá cũng không được dùng đến, mà nụ lá, nụ hoa được ưa thích hơn, vì trong khi ở trạng thái nụ, vẻ đẹp của cành hoa không bị che khuất và trong khi dùng các nụ, người ngắm hoa có được niềm vui là ngắm nhìn chúng nở ra từ từ, chậm chạp… Nghệ thuật cắm hoa phải chú ý đến sự phát triển liên tục trong đời sống và phải diễn tả sinh lực của cuộc sống.Trường phái Enshu
Trường phái Aratame
Trường phái Wafu
Cắm hoa phải biểu hiện được thời gian, tháng, mùa, cũng như sự tăng trưởng liên tục của vật liệu sử dụng.
Ví dụ:
Quá khứ: dùng hoa nở hết, trái cây khô hay lá cây khô.
Hiện tại: dùng hoa nở nửa chừng hay lá cây hoàn hảo.
Tương lai: dùng nụ hoa, nụ lá để hứa hẹn sự tăng trưởng sắp tới.Vật liệu sử dụng cũng cần phải đi đôi với cách xếp đặt, trình bày:
Mùa Xuân: cách xếp đặt đầy sức sống với các đường cong biểu hiện sinh lực
Mùa Hạ: cách xếp đặt tỏa ra và tràn đầy.
Mùa Thu: cách xếp đặt mỏng và thưa thớt
Mùa Đông: cách xếp đặt đượm buồn và lắng đọng.
Cách cắm hoa được chia làm ba nhóm xếp đặt theo hình tam giác :nhóm thẳng ở giữa theo hình thẳng đứng , nhóm thứ hai nghiêng về một bên và nhóm thứ ba nghiêng về phía ngược lại với nhóm thứ hai.Có ba đường nét chính trong bình hoa tượng trưng cho Trời - Đất - Người ( Thiên - Ðịa - Nhân) . Ðường nét quan trọng nhất là cành hoa tượng trưng cho Trời (shin). Đây là đường trung tâm của toàn thể bình hoa, nên phải chọn cành hoa mạnh nhất .
Cành thứ hai tượng trưng cho Người (shoe). Cành này phải được xếp đặt thế nào để diễn tả rõ đường hướng phát triển, bung ra từ đường trung tâm. Chiều cao của cành thứ bằng 2/3 chiều cao của cành chính, lại có phần hơi nghiêng về cành chính.
Cành thứ ba tượng trưng cho Ðất (kikae), là phần ngắn nhất, được đặt xoay về phía trước hay hơi đối nghịch với phía gốc của hai cành kia.
Cột tất cả ba phần vào một bộ phận giữ và phải trình bày cho thấy sự xuất phát từ một nguồn gốc . Sau đó, các bông hoa khác được thêm vào mỗi phần nhưng cách bố cục khéo léo của ba phần chính kể trên được coi là quan trọng nhất.
Trong khi cắm hoa, người ta đặt chiếc khay đựng tất cả các hoa, lá, cành… về phía bên phải và bình hoa hay đĩa cắm hoa cách 60 phân trước mặt người cắm hoa.
Nếu đặt đĩa cắm hoa gần hơn thì dễ cắm hơn, nhưng để có thể dễ nhận ra cách bố cục thì nên đặt bình hoa xa hơn một chút. Bình hoa cũng nên được đặt hơi cao hơn là hơi thấp, bởi vì nếu đặt thấp, người ta sẽ quen với cách nhìn xuống và ảnh hưởng mang lại sẽ khác khi bình hoa sau này lại được đặt trên cao.
NGHỆ THUẬT BẢO DƯỠNG HOA KHI TRƯNG BÀY:
Hình dạng và kích cỡ bình hoa hay đĩa cắm hoa rất quan trọng bởi vì cách bố cục cũng tùy thuộc vào cỡ lớn , chiều rộng và chiều sâu của dụng cụ cắm hoa.
Sau khi các vật liệu cắm hoa đã được chọn lựa, bước kế tiếp là cắt tỉa .
Các cành hay hoa, dù mọc gọn gàng và thứ tự tới đâu, cũng có các phần dư thừa, đặc biệt là khi được dùng vào công việc sắp xếp một cách nghệ thuật. Vì thế chúng cần được tỉa bớt trước khi các cành được tập hợp lại với nhau.
Để giữ cho hoa tươi mát, người ta dùng tới các phương thức vật lý và hóa học. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là cắt cuống hoa trong nước (mizukiri). Phương thức này tránh cho cành hoa không bị cắt ngoài không khí làm kém đi sự hút nước. Về phương thức hóa học, một dung dịch loãng hydrochloric acid hay sulphuric acid sẽ làm sống lại hay làm tươi mát các bông hoa. Việc chà xát một chút muối vào đầu cuống hay cành hoa cũng mang lại kết quả tốt.
Các bông hoa và cành lá cần được xếp đặt chắc chắn, vững vàng và thăng bằng, bằng cách uốn cành dựa chắc vào phần bên trong của bình hoa hay đĩa cắm hoa. Việc uốn cành cây này cần phải làm rất chậm chạp và cẩn thận, làm bằng hai tay, tránh sao cành hoa không bị bẻ gẫy.
Cách cắm hoa cổ điển và phức tạp có từ xưa, gọi là rikka (hoa đứng). Lối cắm hoa nầy muốn biễu diễn cái cái vô cùng của trời đất, nên quy ước rằng hoa phải được cắm theo hình núi Sumeru, một ngọn núi huyền thoại của thế giới nhà Phật tượng trưng cho toàn vũ trụ. Các vật liệu được sử dụng cho lối cắm hoa này đều có tính tượng trưng. Cách nầy thịnh hành ở thế kỷ 17, nay không còn phổ biến nữa.
Từ thế kỷ thứ 15 xuất hiện lối cắm hoa tự nhiên. Các ngôi nhà dù nhỏ đều có kotonoma - một không gian nhỏ thụt vào của căn phòng để đặt các đồ mỹ nghệ hay để cắm hoa. Các luật lệ cắm hoa theo đó trở nên đơn giản để mọi người đều có thể thưởng thức được. Cuối thể kỷ 16 có lối cắm hoa tự nhiên gọi là nageire (quăng vào) như là một phần của nghi lễ trà đạo. Ðây là kiểu cắm hoa gần gũi triết lý Thiền nhất rất đơn giản và không gò bó được tạo ra bởi trà sư Sen no Rikyu (1521-1591). Hoa được sử dụng trong trà đạo được gọi là chabana (trà hoa), chỉ cần một bông hoa trong một bình hoa để tạo nên cảm giác giản dị, thuần khiết, thanh tao. Cắm hoa kiểu Nageire
Phong cách chabana
Cắm hoa hiện đại ảnh hưởng nhiều đến văn hoá phương Tây. Cách cắm hoa moribana (một rừng hoa) đã mở đường tự do cho nghệ thuật cắm hoa, tìm cách thu nhỏ một phong cảnh hay một mảnh vườn. Đó là cách cắm hoa có thể thưởng thức được ở bất cứ đâu và thích hợp với mọi khung cảnh.
Ở Nhật Bản ngày nay có rất nhiều trường phái cắm hoa ,trong số đó có ba trường phái nổi tiếng : Ikenobo (cắm hoa theo truyền thống), Ohara (cắm hoa thành chùm ) và Sogetsu ( cắm hoa bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào và sử dụng bất cứ vật liệu gì ) …
Trường phái Ikenobo
Trường phái Ohara
Trường phái Sogetsu
Cắm hoa theo cách Ikebana là hình thức nghệ thuật thiền sinh động trong đó người cắm hoa hòa nhập vào hoa để phát triễn một kiểu dáng mỹ thuật của riêng mình trong việc sử dụng tất cả các loại hoa, lá và bình cắm cùng những vật thể có dáng tự do như đá, mảnh gỗ … đều được phối họp tinh tế, cẩn thận để tạo ra một tâm trạng . Với một ít bông hoa nở , có thể diễn tả được sự trầm lặng và thư thái . Cảm hứng cắm một kiểu hoa đến từ Tâm Hư . Trong sự thanh thoát không gò bó làm cho ta thấy tự do trong cách cắm hoa , những sắc độ của đất trời , những bông hoa hồng rực rỡ của thiên nhiên , một cảm xúc bên trong là những cảm hứng tuyệt diệu cho một mẫu hoa nghệ thuật mang một thông điệp ấm áp tình người .
Một số hình thể của hoa lá phải được phối hợp với phong tục, tập quán và văn hóa. Vào các ngày quốc lễ, lại có một số cách cắm hoa được ấn định trước và vào các dịp lễ hội, các nghi lễ gia đình có thể bị coi là thiếu đầy đủ nếu không theo cách cắm hoa thích hợp và không trưng bày thứ hoa thích hợp. Hoa Cúc trắng là hoa của ngày Tết đầu năm, trong khi vào ngày Tết Búp Bê (mồng 3 tháng 3), người Nhật thường dùng tới hoa Đào, và hoa Diên Vĩ (iris) là thứ hoa của ngày Tết Con Trai (mồng 5 tháng 5).
Sự phát triển lịch sử của Nghệ Thuật Cắm Hoa Nhật Bản đã đi qua các thể cơ bản là thể Cổ Điển Rikka, thể Tự Nhiên Nageire và thể Cận Kim Moribana.
Ngày nay tại Nhật Bản có nhiều trường phái cắm hoa. Các quy luật đặt ra bởi các trường phái này có thể khác nhau về quan niệm, về ý tưởng, về phương pháp... vì vậy mà có nhiều loại trường lớp dạy Nghệ Thuật Cắm Hoa.
CÁC TRƯỜNG PHÁI CẮM HOA NHẬT BẢN
Có hàng nghìn cuốn sách viết về hoa và nếu bạn theo dõi những cuộc tranh luận quanh một số cuốn sách ấy mới thấy người Nhật có một tâm hồn tinh tế thế nào trong cảm thụ thiên nhiên và nghệ thuật.Năm 1525, một cuộc thi hoa được tổ chức ở Kyoto, có lẽ đây là cuộc thi hoa đầu tiên trong lịch sử nước Nhật. Ngày nay, mỗi năm có tới hàng trăm cuộc triển lãm hoa.
Hai môn phái cắm hoa tùy hứng (Nageire) và cắm hoa đứng (Rikkwa) đều mai một dần để môn phái sắp hoa (Ikebana) lên ngôi. Môn phái này lại chia ra ba chi phái chính là Ikenibo, Enshu và Aoyawa. Mỗi chi phái lại có ba kiểu thực(vrai), động (dynamique) và trôi (coulé) uốn hoa một cách gượng ép. Kiểu này gồm ba cành tượng trưng cho Trời, Đất và Người.
Các cành phải giữ thế quân bình với nhau mới thành sự hài hòa của vũ trụ. Kiểu Động thì trình bày hoa cho linh hoạt. Phần dưới giống kiểu thực nhưng giữa các cành có chen ít nhiều cành nhỏ cho mềm mại. Kiểu trôi thường để trên khám thờ. Kiểu trôi diễn tả sự xuống dốc của đời người, cành hoa như oằn cong dưới sức nặng băng giá của mùa đông và mọi vật đang trôi về vực thẳm.
Có từng giai đoạn các chi phái đấu tranh với nhau, tranh luận sôi nổi như tranh luận về hội họa ở phương Tây. Nhưng cuối cùng cách sắp hoa của trường phái Ikebana vẫn thích hợp với giới tư sản trung lưu hơn cả.
Người Nhật còn có một đặc tính là yêu tất cả các loài hoa xấu số mọc ven đường, trên các bãi hoang. Lá cũng vậy, không có giống lá nào mà người Nhật không khám phá ra vẻ đẹp riêng của nó.
Nhật Bản xuất bản các loại lịch hoa, từ điển hoa, chỉ ra mùa nào tháng nào loại hoa nào nở rực rỡ nhất. Số lượng hoa nhiều gấp bội, các nơi khác, chính vì những loại hoa dại cũng được người Nhật trân trọng đặt tên, lại còn đặt biệt hiệu, bí danh.Trên tất cả các loài hoa, hoa anh đào người Nhật quý trọng nhất, coi là quốc hoa.
Đầu thế kỷ 20 xuất hiện trường phái Ohara vừa tìm cách sử dụng hoa châu Âu vừa khôi phục lối cắm hoa cổ truyền trong các đĩa dẹt, bình thấp. Để các cành lá đứng được trên mặt đĩa dẹt, người cắm hoa dùng một cái kenwan (bàn chông cắm hoa bằng kim loại) và từ đó nẩy sinh một phong cách mới là hoa kết chùm. Người ta còn dùng cả lông chim, sợi len, khúc thân cây tạo nên những bố cục có tính biểu cảm sâu sắc, đa dạng, vừa tự do vừa dựa vào những chuẩn mực nhất định, chú ý làm nổi vẻ đẹp của cây, hoa, lá hài hòa giữa chúng với bình, lọ cắm. Gần đây nhất, nhiều nghệ nhân lại lập ra môn phái cắm hoa mới gọi là trường phái văn minh đồng hóa. Phái này muốn tổng hợp hai nền văn minh Nhật Bản và phương Tây, hòa giải hai nước Nhật xưa và nay, cũ và mới. Môn phái này nhất quyết theo tinh thần hiện đại và chối bỏ tất cả kỷ luật mà các môn phái khác tự áp đặt cho mình.Rikka có 2 thể : thể cổ điển Rikka Shofutai và thể Hiện đại Rikka Shimputai nhưng về cơ bản đều có các phần : Shin, Shoshin, Soe, Uke, Nagashi, Mikoshi, Hikae, Do, Maeoki ; Rikka Shofutai bắt đầu phát triển từ thế kỉ 15 , nhưng Rikka Shimputai thì mới xuất hiện từ cuối thế kỉ 20. Về cơ bản bình cắm Rikka thường là loại bình dài , chiều cao khoảng 20_30cm. Ở Rikka Shofutai những điểm nhấn là cố định , trong khi đó Rikka Shimputai thì tự do hơn , không có sự cố định giữa Shin, Shoshin, Soe, Uke, Nagashi, Mikoshi, Hikae, Do, Maeoki. Rikka Shofutai:
Rikka Shimputai:
Shinseika
Djiyuka
Seika
Rikka
:
No comments:
Post a Comment