Thập mục ngưu đồ (zh. 十牧牛圖, ja. jūgyū-no-zu) là mười bức tranh chăn trâu nổi tiếng trong Thiền tông, tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt Giác ngộ.
Mười bức tranh này có thể xem là biểu hiện cô đọng nhất, trình bày tinh hoa của Phật giáo Đại thừa.
1. Tìm trâu
2. Thấy dấu
3. Thấy trâu
4. Bắt trâu
5. Chăn trâu
6. Cưỡi trâu về nhà
7. Quên trâu còn người
8. Người, trâu đều quên
9. Trở về nguồn cội
10. Thõng tay vào chợ
Tìm trâu
Chú mục đồng đi tìm trâu (tranh 1). Tìm ở đâu ? Đâu cũng là hoang vu,
là rừng rậm, là nẻo dọc đường ngang, chỉ có tiếng ve kêu rộn rã đầu cành
-
- ① 尋牛
- 茫茫撥草去追尋。
- 水闊山遙路更深。
- 力盡神疲無處覓。
- 但聞風樹晩蟬吟。
- Tầm ngưu
- Mang mang bát thảo khứ truy tầm
- Thuỷ khoát sơn dao lộ cánh thâm
- Lực tận thần bì vô xứ mịch
- Đãn văn phong thụ vãn thiền ngâm
- Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu
- Núi thẳm đường xa nước lại sâu
- Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy
- Chỉ nghe réo rắt giọng ve sầu.
Thấy dấu
-
- ② 見跡
- 水邊林下跡偏多。
- 芳草離披見也麼。
- 縱是深山更深處。
- 遼天鼻孔怎藏他。
- Kiến tích
- Thuỷ biên lâm hạ tích thiên đa
- Phương thảo li phi kiến dã ma
- Túng thị thâm sơn cánh thâm xứ
- Liêu thiên tị khổng chẩm tàng tha
- Ven rừng bến nước dấu liên hồi
- Vạch cỏ ruồng cây thấy được thôi
- Ví phải non sâu lại sâu thẳm
- Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi.
Thấy trâu
Rồi chú thấy dấu chân trâu (tranh 2), thấy thân trâu (tranh 3).
Thì ra trâu có trốn đâu, tại chú không thấy đó thôi. Trâu vẫn
đứng đó một mình, tự thuở nào, đôi sừng lẫm liệt, mũi đụng mây
xanh.
-
- ③ 見牛
- 黄鶯枝上一聲聲。
- 日暖風和岸柳青。
- 只此更無廻避處。
- 森森頭角畫難成。
- Kiến ngưu
- Hoàng oanh chi thượng nhất thanh thanh
- Nhật noãn phong hoà ngạn liễu thanh
- Chỉ thử cánh vô hồi tị xứ
- Sâm sâm đầu giác hoạch nan thành
- Hoàng anh cất tiếng hót trên cành
- Nắng ấm gió hoà bờ liễu xanh
- Chỉ thế không nơi xoay trở lại
- Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành
Bắt trâu
Rồi chú chụp lấy trâu (tranh 4), rồi xỏ mũi, cột cổ, đập đánh,
canh chừng không rời mắt, quyết dõng mãnh để mà chiến thắng.
-
- ④ 得牛
- 竭盡神通獲得渠,
- 心强力壯卒難除。
- 有時才到高原上,
- 又入煙雲深處居。
- Đắc ngưu
- Kiệt tận thần thông hoạch đắc cừ
- Tâm cường lực tráng tốt nan trừ
- Hữu thời tài đáo cao nguyên thượng
- Hựu nhập yên vân thâm xứ cư
- Dùng hết thần công bắt được y
- Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì
- Có khi vừa hướng cao nguyên tiến
- Lại xuống khói mây mãi nằm ì
Chăn trâu
-
- ⑤ 牧牛
- 鞭索時時不離身。
- 恐伊縱歩惹埃塵。
- 相將牧得純和也。
- 羈鎖無拘自逐人。
- Mục ngưu
- Tiên sách thời thời bất li thân
- Khủng y túng bộ nhạ ai trần
- Tướng tương mục đắc thuần hoà dã
- Ki toả vô câu tự trục nhân
- Nắm chặt dây roi chẳng lìa thân
- Ngại y chạy sổng vào bụi trần
- Chăm chăm chăn dữ thuần hoà dã
- Dây mũi buông rồi vẫn theo gần
Cưỡi trâu về nhà
Rồi chú cưỡi trâu về nhà, miệng thổi sáo, hát líu lo, lòng vui không nói được (tranh 6: kỵ ngưu quy gia).
*
Cưỡi trâu về nhà là cưỡi tâm về chỗ ban sơ.*
Cưỡi trâu về nhà là cưỡi tâm về chỗ ban sơ.*
Người ta đi tìm tâm vì trong đôi giây phút khác thường nào đó, người ta đâm ngờ bản thân mình, cũng như ngờ những điều mắt thấy tai nghe. Có nghi mới có tìm. Có tìm ắt gặp dấu. Gặp dấu trong kinh sách, và nhất là trong những phút trống trải, cảnh vắng, đêm tàn, trí óc nhẹ suy tư, con người bỗng dưng như đối diện với chính mình trong một niềm đau thương và kỳ thú khó nói.
Thế là bắt được dấu, con người phăng mối đi tìm tâm. Đó là giai đoạn ngoại cầu. Ngoại cầu là “khiến Phật đi tìm Phật, sai tâm đi bắt tâm” (Hy Vận). Tâm ở đâu mà bắt ? Thử coi: lần lượt qua sáu bức họa, ta thấy khoảng cách giữa trâu và người chăn trâu cứ thâu ngắn lại mãi cho đến rốt cuộc người chăn trâu ngồi hẳn trên lưng trâu, trâu với người nhập làm một. Vậy nên hỏi rằng tâm ở đâu chẳng khác nào hỏi trâu ở đâu trong khi chính ta đang cưỡi trên lưng trâu. Ta đã đuổi bắt tâm khắp đó đây, rốt cuộc mới nhận ra rằng târn ở nơi ta; ta chỉ cần dừng bước lại là nó hiện liền trước mắt, và sự vật hiện nguyên hình trong ánh sáng mới lạ.
Dừng bước lại: ai ngờ đâu cái việc làm hết sức là vô vi ấy lại có một thần lực nhiệm mầu có thể thay đổi cả cuộc diện của một kiếp người, cả một lớp người. Nếu thỉnh thoảng loài người chúng ta biết dừng chân lại vài phút, ngồi im một chỗ vài phút - vài phút thôi - thì khuôn mặt của thế gian này chắc không đến đỗi quá nhăn nhíu như ngày nay.
-
- ⑥ 騎牛歸家
- 騎牛沫汁欲還家。
- 霞笛聲聲送晩霞。
- 一拍一歌無限意。
- 知音何必鼓唇牙。
- Kị ngưu quy gia
- Kị ngưu mạt trấp dục hoàn gia
- Hà địch thanh thanh tống vãn hà
- Nhất phách nhất ca vô hạn ý
- Tri âm hà tất cổ thần nha
- Cưỡi trâu thong thả trở về nhà
- Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà
- Một nhịp một ca vô hạn ý
- Tri âm nào phải động môi à
Quên trâu còn người
-
- ⑦ 忘牛存人
- 騎牛已得到家山。
- 牛也空兮人也閑。
- 紅日三竿猶作夢。
- 鞭繩空頓草堂間。
- Vong ngưu tồn nhân
- Kị ngưu dĩ đắc đáo gia san
- Ngưu dã không hề nhân dã nhàn
- Hồng nhật tam can do tác mộng
- Tiên thằng không đốn thảo đường gian
- Cưỡi trâu về thẳng đến gia san
- Trâu đã không rồi người cũng nhàn
- Mặt nhật ba sào vẫn say mộng
- Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng
Người, trâu đều quên
Thấy người không thật thì người quên nốt (tranh 8: nhơn ngưu câu vong).
Người và trâu đều quên, thì tự lòng đất dõng mãnh vọt lên mặt trời huệ, tượng trưng bằng cái vòng tròn Viên Giác (tranh 8). Đó là Tâm vô Tâm. “Biết cái tâm là không tâm, ấy là hiểu suốt đạo Phật”.
Người và trâu đều quên, thì tự lòng đất dõng mãnh vọt lên mặt trời huệ, tượng trưng bằng cái vòng tròn Viên Giác (tranh 8). Đó là Tâm vô Tâm. “Biết cái tâm là không tâm, ấy là hiểu suốt đạo Phật”.
-
- ⑧ 人牛俱忘
- 鞭索人牛盡屬空。
- 碧天遼闊信難通。
- 紅爐焰上爭容雪。
- 到此方能合祖宗。
- Nhân ngưu câu vong
- Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
- Bích thiên liêu khoát tín nan thông
- Hồng lô diễm thượng tranh dung tuyết
- Đáo thử phương năng hợp tổ tông
- Roi gậy, người trâu thảy đều không
- Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông
- Lò hồng rừng rực nào dung tuyết
- Đến đó mới hay hiệp Tổ Tông
Trở về nguồn cội
Trở về là trở về với trời đất, với muôn sinh, với nguồn sống vô tận ở
trong ta và ở ngoài ta, trở về để, như mọi người, “thấy núi chỉ là núi,
thấy nước chỉ là nước”.
* Trở về với trời đất - Trở về với trời đất với Pháp giới: đó là ý nghĩa
* Trở về với trời đất - Trở về với trời đất với Pháp giới: đó là ý nghĩa
của bức họa số 9, đề “Phản bổn hoàn nguyên”, và vẽ cảnh lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
Từ đời thuở nào, con người vốn là thanh tịnh, vốn là không, nên Thiền dạy khỏi phải làm gì hết, chỉ cần thấy tánh là được trở về để mà nhập cuộc.
Nhập cuộc là nhập vào cái trật tự tự nhiên, không thỉ không chung của trời đất.
Trong trật tự ấy, chúng sanh là một pháp vô tâm nên vô sự. Viên sỏi bên
Từ đời thuở nào, con người vốn là thanh tịnh, vốn là không, nên Thiền dạy khỏi phải làm gì hết, chỉ cần thấy tánh là được trở về để mà nhập cuộc.
Nhập cuộc là nhập vào cái trật tự tự nhiên, không thỉ không chung của trời đất.
Trong trật tự ấy, chúng sanh là một pháp vô tâm nên vô sự. Viên sỏi bên
đường là một pháp vô sự nên vô vi. Muôn pháp đều vô vi mà bình đẳng nhau trong Pháp giới vô ngại: nước chảy, hoa trôi, trăng lên, gió mát.
Muôn vật đều vô ngại nên tự tại, không phải tự tại ở Niết Bàn, không phải tự tại trong phiền não mà tự tại trong KHÔNG: Niết Bàn và phiền não chỉ là trò ảo thuật của tâm. Trong trạng thái KHÔNG ấy, những danh từ thánh phàm phải trái, tỉnh mê, đều mất nghĩa: tất cả đều là đại đồng, ứng hóa từ một giác tánh, nên
Nhứt thiết không Niết Bàn
Không có Niết Bàn Phật
Không có Phật Niết Bàn
(Lăng Già)
Không có Niết Bàn Phật
Không có Phật Niết Bàn
(Lăng Già)
TẤT CẢ là MỘT. MỘT là TẤT CẢ.
Một hột bụi chứa đủ ba ngàn thế giới. Ba ngàn thế giới là một hột bụi: đều là KHÔNG.
“Có thì có tự mảy may,
"Không thì cả thế gian này cũng không.
“Nhìn xem bóng nguyệt giòng sông
"Ai hay không có có không là vầy.
(Huyền Quang tôn giả)
"Không thì cả thế gian này cũng không.
“Nhìn xem bóng nguyệt giòng sông
"Ai hay không có có không là vầy.
(Huyền Quang tôn giả)
Đó là cái thấy của hàng bồ tát “quán tự tại”, nghĩa là quán đến chỗ
cùng tột và tuyệt đối của sự vật.
* Trở về với thế tục - Dưới lớp áo của thế tục, đạo sĩ trộn lẫn vào cát bụi của tình đời.
* Trở về với thế tục - Dưới lớp áo của thế tục, đạo sĩ trộn lẫn vào cát bụi của tình đời.
Vả, cát bụi không thấy là bợn dơ nữa, mà chỉ còn là một diệu dụng, như hằng sa diệu dụng khác,
của Giác Tánh Bồ Đề. Đạo sĩ không phải là Phật, là Bồ Tát, mà chỉ là một người thường, rất thường, một người vô tâm vô sự, vô tích sự, một người không là gì hết, một “vô vị chơn nhơn”
“vào rừng không khua lá
“vào nước không quậy sóng
(nhập lâm bất động thảo
nhập thủy bất lập ba)
“vào nước không quậy sóng
(nhập lâm bất động thảo
nhập thủy bất lập ba)
Trở về với thế tục là trở về với cái tâm bình thường. Thiền dạy: “Bình thường tâm thị đạo”. Quốc sư Phù Vân đời nhà Trần nói :
“Lấy cái muốn của thiên hạ làm cái muốn của mình.
“Lấy cái tâm của thiên hạ làm cái tâm của mình.
Cái muốn ấy chính là cái muốn mà đức Khổng Tử phải chờ đến bảy mươi tuổi mới dám muốn, sau khi chứng lý "vô ngã” :
“Thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”
(bảy mươi thì tùy lòng muốn mà vẫn không ra ngoài phép tắc)
(bảy mươi thì tùy lòng muốn mà vẫn không ra ngoài phép tắc)
Chứng được đạo lý ấy thì làm gì cũng hiệp đạo, “không theo không lìa, không dừng không dính, tung hoành tự tại, đâu cũng là đạo tràng” pháp nào cũng là Phật pháp, đi đứng nằm ngồi cũng là Phật pháp, chém rắn giết mèo cũng là Phật pháp, đói ăn khát uống cũng là Phật pháp.
Cho nên Tổ Huệ Trung Trần Quốc Tảng mới ung dung ngồi ăn thịt cá, khiến bà em là hoàng hậu Khâm Từ lấy làm lạ hỏi :
Anh đi tu mà lại ăn cá thịt sao thành Phật được?
Ngài cười đáp :
__Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm ra Phật, cũng như Phật chẳng cần làm ra anh. Hoàng hậu chẳng nghe Cổ Đức nói: “Văn Thù là Văn Thù, mà giải thoát là giải thoát” đó ư ?
-
- ⑨ 返本還源
- 返本還源已費功,
- 爭如直下若盲聾。
- 庵中不見庵前物,
- 水自茫茫花自紅。
- Phản bản hoàn nguyên
- Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công
- Tranh như trực hạ nhược manh lung
- Am trung bất kiến am tiền vật
- Thuỷ tự mang mang hoa tự hồng
- Phản bản hoàn nguyên đã phí công
- Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm
- Trong am chẳng thấy ngoài vật khác
- Nước tự mênh mông hoa tự hồng
Thõng tay vào chợ
Cho nên vị sư trong THẬP MỤC NGƯU ĐỒ thõng tay đi vào chợ, tay ôm bầu nước, tay chống gậy tre, đánh bạn với bợm nhậu và phường thọc huyết heo - "tụi nó và thầy đều là Phật cả mà" ( tranh 10). Đó là vô trụ Niết bàn.
- ⑩ 入廛垂手
- 露胸跣足入鄽來,
- 抹土涂灰笑滿腮.
- 不用神仙真秘訣,
- 直教枯木放花開。
Lúc còn trụ tại Quy Sơn, Thiền sư Trường Khánh Đại An dạy chúng: "... Sở dĩ, Đại An này ở tại Quy Sơn ba mươi năm, ăn cơm Quy Sơn, đại tiện Quy Sơn mà không học thiền Quy Sơn, chỉ coi chừng con trâu. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ liền lôi nó lại. Nếu nó ăn lúa mạ của người liền đánh đập điều phục nó… Bây giờ nó đã trở thành con trâu trắng đứng trước mặt, trọn ngày hiện sờ sờ đuổi cũng chẳng đi...".
Mã Tổ hỏi đệ tử mình là Thạch Củng Huệ Tạng: "Làm việc gì?" Thạch Củng thưa: "Chăn trâu." Tổ hỏi: "Làm sao chăn?" Thạch Củng đáp: "Một khi vào cỏ thì nắm mũi kéo lại." Tổ nghe bảo: "Con thật là khéo chăn trâu."
KẾT LUẬN
Để gom hết yếu lý chung của 10 bức tranh trâu, chúng tôi xin chép lại bài kệ sau đây thay lời kết luận:
Tầm ngưu tu phóng tích
Học đạo quý vô tâm
Tích tại, ngưu hoàn tại
Vô tâm đạo dị tầm
Tìm trâu cần phăng dấu
Học đạo cốt vô tâm
Dấu đâu thì trâu đó
Vô tâm đạo dễ tầm.
( Trích trong Bách khoa toàn thư Wikipedia) - Phương Lan sưu tầm.
Đã hơn 20 năm, tôi mới xem và đọc lại " Mười bức tranh trâu". Rất nhiều cảm xúc khị đọc lại và post lên để các bạn cùng đọc.
ReplyDeleteHồi đó, sau biến cố của đất nước, chúng tôi , những người bạn ĐHSP, phải "học thêm" nhiều điều ở trường ĐH Vạn Hạnh, bỏ giảng đường ra ngoài, chúng tôi ngồi trên hành lang VH, bàn chuyện Thiền trong " Thiền luận của Suzuki"..., ăn cơm vắt với muối mè. Lúc đó, kiến thức còn nông cạn, tranh luận , cãi nhau ỏm tỏi...
Lại nhớ đến hai người bạn thân cùng tôi tranh cãi nhiều nhất, ngồi trước cửa nhà tôi, uống cafe , nói chuyện về " bắt trâu...tìm thấy trâu...", bây giờ một người còn ở Nha Trang , một người đã về cõi vô thường...
Những tháng ngày đó, nghèo khổ đủ điều...mà sao tình bạn lại thân thiết quá! Những kỷ niệm khó có thể quên được trong cuộc đời.
PLan.