TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa là Trường Đại học Văn khoa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc Gia Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại 1948-1955)
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa là Trường Đại học Văn khoa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc Gia Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại 1948-1955)
Vài nét về trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn
Trước 1975, các trường Đại Học công lập như Luật khoa, Văn khoa, Kiến
trúc, Dược khoa và Y khoa v.v… đều là các Phân khoa thuộc Viện Đại Học
Sài Gòn
Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn là một trường đại học thành viên của Viện Đại Học Sài Gòn, đặt ở Sài Gòn, thời Việt Nam Cộng Hoà.
Vào đầu thập niên 1960 trường toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, đến niên khoá 1966-1967 thì chuyển về đường Cường Để, bên cạnh trường Đại Học Nông Lâm Súc, đối diện với trường Đại Học Dược Khoa, cơ sở cũ của trường được nhượng lại để xây thành Thư Viện Quốc Gia.
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa là Trường Đại học Văn khoa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc Gia Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại 1948-1955). Hoạt động của Trường trong những năm kế tiếp bị gián đoạn vì tình hình chính trị.
Mãi đến năm 1955, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Trường Đại học Văn khoa mới được ưu tiên phát triển. Lúc đầu Trường Đại học Văn khoa cấp bằng cử nhân văn chương Pháp và Anh và phải đến năm học 1957-1958 thì chương trình cử nhân giáo khoa Văn chương Việt Nam mới được hoàn thiện. Cũng năm đó chương trình cử nhân giáo khoa Triết học cũng được xây dựng hoàn tất.
Vào năm 1969, trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn có 16,372 sinh viên, đến năm 1974 có tất cả khoảng 30.000 sinh viên theo học.
Từ cổng trường đi vào, bên tay trái là một dẫy nhà trệt, đi chếch vào bên phải một chút là toà nhà 3 tầng, mỗi tầng có một giảng đường (giảng đường 1 ở tầng dưới, giảng đường 2 ở tầng giữa và tầng trên cùng là giảng đường 3).
Đi thẳng phía bên phải, qua khỏi dẫy nhà các giảng đường thì tới Hội Quán Văn Khoa, những buổi trình diễn văn nghệ sinh viên thường được tổ chức tại đây. Các sinh viên sau giờ học thường hay xuống Hội Quán để chơi pinpong, khi nào mệt thì các anh có thể gọi một ly nước chanh đường, vừa nhâm nhi ly nước vừa hát nho nhỏ câu “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”(*).
Nơi đây chúng tôi cũng hay gặp vị hôn phu của ca sĩ Hoàng Oanh, anh hay chơi ping pong với các bạn trong lúc đợi chị tan lớp.
Sau 1975, theo vận nước nổi trôi, trường Đại Học Văn Khoa cũng bị đổi tên và hiện nay tên trường là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, vào năm 1980, đọan đường Cường Để đổi thành đường Đinh Tiên Hoàng, nên địa chỉ hiện tại của trường nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Các vị khoa trưởng của trường Đại Học Văn Khoa từ 1949 tới 1975:
Giáo sư Ngô Thúc Địch
Giáo sư Nguyễn Huy Bảo,
Giáo sư Nguyễn Đình Hoà
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục.
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch
Giáo sư Nguyễn Văn Trung
Giáo sư Lê Trung Nhiên
Giáo sư Bùi Xuân Bào
Giáo sư Lê Thành Trị.
Tìm thấy trên net.
Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn là một trường đại học thành viên của Viện Đại Học Sài Gòn, đặt ở Sài Gòn, thời Việt Nam Cộng Hoà.
Vào đầu thập niên 1960 trường toạ lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, đến niên khoá 1966-1967 thì chuyển về đường Cường Để, bên cạnh trường Đại Học Nông Lâm Súc, đối diện với trường Đại Học Dược Khoa, cơ sở cũ của trường được nhượng lại để xây thành Thư Viện Quốc Gia.
Tiền thân của Trường Đại học Văn khoa là Trường Đại học Văn khoa Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát cho thành lập vào năm 1949 thời Quốc Gia Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại 1948-1955). Hoạt động của Trường trong những năm kế tiếp bị gián đoạn vì tình hình chính trị.
Mãi đến năm 1955, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, Trường Đại học Văn khoa mới được ưu tiên phát triển. Lúc đầu Trường Đại học Văn khoa cấp bằng cử nhân văn chương Pháp và Anh và phải đến năm học 1957-1958 thì chương trình cử nhân giáo khoa Văn chương Việt Nam mới được hoàn thiện. Cũng năm đó chương trình cử nhân giáo khoa Triết học cũng được xây dựng hoàn tất.
Vào năm 1969, trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn có 16,372 sinh viên, đến năm 1974 có tất cả khoảng 30.000 sinh viên theo học.
Từ cổng trường đi vào, bên tay trái là một dẫy nhà trệt, đi chếch vào bên phải một chút là toà nhà 3 tầng, mỗi tầng có một giảng đường (giảng đường 1 ở tầng dưới, giảng đường 2 ở tầng giữa và tầng trên cùng là giảng đường 3).
Đi thẳng phía bên phải, qua khỏi dẫy nhà các giảng đường thì tới Hội Quán Văn Khoa, những buổi trình diễn văn nghệ sinh viên thường được tổ chức tại đây. Các sinh viên sau giờ học thường hay xuống Hội Quán để chơi pinpong, khi nào mệt thì các anh có thể gọi một ly nước chanh đường, vừa nhâm nhi ly nước vừa hát nho nhỏ câu “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”(*).
Nơi đây chúng tôi cũng hay gặp vị hôn phu của ca sĩ Hoàng Oanh, anh hay chơi ping pong với các bạn trong lúc đợi chị tan lớp.
Sau 1975, theo vận nước nổi trôi, trường Đại Học Văn Khoa cũng bị đổi tên và hiện nay tên trường là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, vào năm 1980, đọan đường Cường Để đổi thành đường Đinh Tiên Hoàng, nên địa chỉ hiện tại của trường nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng.
Các vị khoa trưởng của trường Đại Học Văn Khoa từ 1949 tới 1975:
Giáo sư Ngô Thúc Địch
Giáo sư Nguyễn Huy Bảo,
Giáo sư Nguyễn Đình Hoà
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục.
Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch
Giáo sư Nguyễn Văn Trung
Giáo sư Lê Trung Nhiên
Giáo sư Bùi Xuân Bào
Giáo sư Lê Thành Trị.
Tìm thấy trên net.
No comments:
Post a Comment